Bạn Không Đi Học
Để học giỏi ở Việt Nam, bạn buộc phải là bản sao của ai đó hoặc thường xuyên bị so sánh với hình tượng “con nhà người ta”. Nếu bạn chưa hiểu bài, bạn cần phải học thêm; nếu bạn làm sai, bạn cần phải làm lại; viết văn là phải theo một hình tượng khuôn mẫu nào đó, chẳng hạn như nói đến Tấm là phải ngoan, Cám là phải gian ác; nếu bạn viết điều ngược lại thì xác định đi, cô không thích điều đó. Một lớp học cần phải có chỉ tiêu 90% học sinh giỏi và chỉ 10% là khá thôi. 1 ngày 24 tiếng thì từ 7 giờ sáng đến 10 giờ khuya là học chính khóa, học thêm học bớt; 4 giờ sáng còn phải dậy cho bố mẹ dò bài nữa. Để học giỏi ở Việt Nam, ngoài học “nhiều” thì bạn còn phải học “đều”, tức là phải học giỏi tất cả các môn kể cả môn thể dục. Bố mẹ, thầy cô chỉ thích nhìn những điểm số 9 phết hay là 10 thôi. Giữa một rừng hoa điểm số 9, 10 mà lọt vào một điểm 7 nghĩa là bạn “học chưa tốt”.
Du học là phải làm quen với môi trường sống hoàn toàn mới
Du học nghĩa là bạn đi học ở một quốc gia khác rất xa quê hương của mình, có thể một năm hay thậm chí nhiều năm hơn bạn mới được về thăm gia đình. Bạn phải làm quen với một nền văn hóa mới, những con người hoàn toàn mới, môi trường sống hoàn toàn xa lạ. Bạn sẽ phải xa gia đình, xa bạn bè; bạn sẽ rất nhớ nhà hay lạc đường sẽ là chuyện diễn ra thường xuyên khi bạn chưa kịp thích nghi… Thuật ngữ chuyên môn gọi đó là “sốc văn hóa”. Bạn sẽ phải tự mình vượt qua nó bởi nếu không thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, bị rớt một vài môn và có thể bị trường đuổi học. Nếu bạn cảm thấy khó khăn và không dám thử thách mình thì đừng đi du học, ở nhà sẽ an toàn hơn!
(Quocchien242) Nếu bạn 26 tuổi thì hãy thử nhìn quanh. Bạn bè bạn nhất định có những người đã kết hôn sinh đủ con bồng con bế, lại cũng có người chưa nếm vị nụ hôn đầu tiên... Có sinh viên ra trường lương khởi điểm 2000 USD, cũng có hàng ngàn cử nhân loay hoay không kiếm nổi công việc mưu sinh.
Có phải xã hội này, bằng cách vô tình và cố tình đã giao cho bạn rất nhiều khung “deadline”: 22 tuổi tốt nghiệp đại học, 26 tuổi kết hôn, 30 tuổi có 2 con, 40 tuổi có ngần này số dư trong tài khoản, 60 tuổi về hưu và mong đến tầm 80, 90 tuổi hãy chết.
Nếu bạn thấy mình đang tụt lại quá xa so với những người đồng tuổi, bạn nhất định sẽ không tránh khỏi sợ hãi, thất vọng, buồn chán, như một vận động viên chạy lẹt đẹt dưới cùng trên đường đua. Bạn có hai luồng suy nghĩ: “Mình là kẻ về chót thất bại thảm hại”, hoặc “Mình sẽ dốc sức chạy vượt lên để về nhất.”
Lựa chọn thứ hai nghe có vẻ sáng suốt hơn đúng không?
Nhưng không, cách nghĩ tốt nhất chính là đừng nghĩ gì cả, hãy cứ chạy thôi, ngẩng cao đầu chạy thẳng về phía trước trên làn đường của bạn.
Đừng thắc mắc vì sao cậu bạn kia 25 tuổi đã là CEO. Đừng nguýt mũi ghen tỵ và kiếm lý do không công nhận thành tích của người khác như kiểu “Vì bố nó là chủ tịch”, cũng đừng than thở “Cậu ấy quá giỏi và mình thì không bao giờ có thể giỏi như thế”. Càng đừng tự vấn “Tại sao mình cũng 25 tuổi mà không trở thành CEO được như cậu ta?”
Bạn không cần phải đi nhanh hơn hay bằng ai, vì chúng ta đều đang chạy trên con đường riêng của mỗi người. Đích đến là hàng vô số điểm khác nhau không thể đo đếm. 30 tuổi chưa làm đám cưới chưa phải là ế, 40 tuổi vẫn nỗ lực hết sức để kiếm được công việc mơ ước không phải là muộn lắm rồi, 70 tuổi bắt đầu học lập trình máy tính thì cũng có sao. “Timeline” của tất thảy mọi người không thể nào đều đều giống nhau hết được, vì mỗi chúng ta đều đặc sắc theo cách của riêng mình.
Cuộc sống đầy rẫy la liệt những bất công. Bạn thấy có rất nhiều người có vẻ đi xa hơn bạn chỉ vì họ may mắn. Người này sinh ra trong gia đình đầy đủ điều kiện, người kia được trời phú cho sắc đẹp lộng lẫy, lại có người gặp vận may trúng số Vietlott hàng chục tỷ.
Câu nói này bạn đã nghe nhiều lắm rồi đúng không?
Nhưng lý do duy nhất người ta tua lại nó nhiều đến thế đơn giản là vì nó đúng. Nếu bạn cứ mãi dành thời gian quý báu để nhìn bóng lưng của kẻ đằng trước hay cười nhạo gương mặt lấm tấm mồ hồi của người chạy sau thì bạn chỉ đang làm chậm tiến độ của chính mình. Cuộc sống cho chúng ta mỗi người một đề thi khác nhau, nếu giải bài theo phương pháp của người bên cạnh bạn sẽ trượt. Chi bằng hãy thôi nhìn ngang nhìn dọc, tập trung hết sức vào trận chiến của mình.
Bạn không cần chạy nhanh hơn ai hết, bạn chỉ cần chạy hết tốc lực của mình. Không bao giờ là quá sớm. Không bao giờ là quá muộn. Muộn còn hơn không bao giờ. Cuộc sống của bạn mà. Làn đua của riêng bạn mà!
Đừng để tâm thái quá bạn đang đi chậm hay đi nhanh, chỉ cần đi đúng hướng, trong lòng có niềm tin, nơi chúng ta muốn đến nhất định có phong cảnh tươi đẹp nhất.
Và, kể cả không đặt chân được tới vạch đích đã định, thì bạn cũng đã có cuộc hành trình tuyệt vời đúng không nào?
Thế giới này là nơi chỉ dành cho những kẻ sẵn sàng nhấc chân lên trải nghiệm, sẵn sàng trả giá, sẵn sàng chịu trách nhiệm cho mọi quyết định của đời mình, sẵng sàng nghĩ khác đi và sống đúng với bản ngã. Và nếu như chúng ta phải chịu trách nhiệm về trải nghiệm của chính mình, thì phải trải nghiệm nó một cách xứng đáng nhất!
Hmmmm vậy mình có thể kể câu chuyện của mình r :)
Năm đầu cấp 3, lần đầu học ở một lớp mà mình k quen ai cả, cứ bình bình vậy (từ tính cách tới lực học, mọi thứ đều k có gì nổi bật), cho tới năm lớp 11, mình vào tuyển hsg do cô phó hiệu trưởng biết mình có thi 2 năm liền ở c2 nên cho vô. Cái khoảnh khắc cô hỏi chuyện trước lớp ấy, rất khó tả, cảm giác lớp mới biết à thì ra có thằng học tốt môn này, tiếp đó mọi thứ diễn ra bình thường mà mình k hề can thiệp gì, họ tới hỏi bài, nói chuyện, làm quen.
Lên đại học, lại một lần nữa đổi môi trường, lại k quen ai nhưng mình biết ai lúc mới lên đh cũng khí thế lắm, cố gắng học hẳn hoi, mình cũng k ngoại lệ. Sau đó lại được hỏi, lại làm quen như bt. Tới năm 2 thì mình có nghỉ học vài tháng, lúc quay lại lớp cũng như mới, các bạn trc đó mà mình hay đi thư viện cùng cũng k tới mở lời nữa, cảm giác ai cũng kiểu thất vọng lắm ấy. Rồi mình vẫn học kha khá vài môn, lại đc hỏi, lại quay lại :).
Có lẽ mình kể hơi chán :v, cơ mà bạn thấy đó, mối quan hệ bạn bè (khi trong giai đoạn trưởng thành và sau này) thường dựa trên lợi ích của nhau, bạn có khả năng cho đi thứ gì đó như mình, bạn cần những người bạn để nói chuyện như mình, vậy bạn chỉ cần cố gắng thôi, cố gắng học tốt, cố gắng làm người tốt, bạn bè tự tìm tới.
Ngoài ra , có một vài trường hợp bạn bè hơi khác, sinh ra để làm bạn của nhau vậy, như anh chị em luôn, mình tới nhà nó mà như nhà mình vậy :).
Nếu cố gắng k đem lại kết quả, nghĩa là bạn chưa đủ cố gắng, chưa đủ nổi bật hoặc môi trường đó không có người phù hợp với bạn.
Hì, chắc chia sẻ vậy thôi, chúc bạn sớm có nhiều bạn tốt
Mở đề của Thùy Minh là: đi chợ cùng một gia đình ở Cần Thơ, mua 5 cân thịt và họ nấu hết số thịt đó một lần, nên mệnh đề để cho chương trình cùng tìm hiểu là: "Maybe sự giàu nghèo tích trữ nó xuất hiện từ những tư duy như thế. Ví dụ như mình ăn ít thôi, mình để dành thì sẽ có rất nhiều ngày mình có thịt nhưng mà cái tư duy tất cả mọi thứ vào một lúc đấy, nó có một cái gì đó..." - Thùy Minh đặt câu hỏi có phải vì tư duy mà những người đó nghèo không? Trong video này có một số vấn đề mà cả hai người đã không đề cập đến, đó là giá tiền cụ thể của một số ngành học sẽ gây ra các ảnh hưởng quan trọng đến xã hội.
Một ngành học điển hình được các báo nhắc đến mức độ tăng học phí là các ngành y dược. Bài viết này trên báo Lao Động có bảng biểu so sánh là năm học 2022-2023, một sinh viên ngành bác sĩ đa khoa đã học từ 2019 phải trả 14,3 triệu đồng/năm, nhưng đến năm 2023-204, giá tiền này tăng lên 27,6 triệu đồng/sinh viên. Giá tiền này tăng gần gấp đôi. Sinh viên mới nhập học từ 2020 sẽ phải trả số tiền lên đến 74,8 triệu đồng/ năm học, cao hơn batch sinh viên trước đó đến 47,2 triệu đồng/năm, tức là cao gấp 2,7 lần chỉ trong vòng một năm biến động. Trong một năm biến động đó, thu nhập trung bình của một gia đình Việt Nam không tăng gấp 2,7 lần để kịp theo số tiền học mới. Đặt giả định, một gia đình có hai thu nhập ổn định tại đô thị, việc tăng hơn 47,2 triệu này có thể chỉ là 2 tháng lương của người vợ hoặc chồng có thu nhập văn phòng. Nghĩa là gia đình trung lưu có thu nhập khá vẫn có thể cho con tiếp tục theo học, dù hơi vất vả hơn. Nhưng với mức thu nhập bình quân từ Tổng Cục Thống Kê công bố năm 2022 là khoảng 7,5 triệu đồng/tháng cho nhóm lao động làm công hưởng lương. Để một em sinh viên bác sĩ đa khoa có thể tiếp tục theo đuổi thêm một năm học, cần đến 6,2 tháng lương của một phụ huynh kiếm sống ở mức lương này. Con số này chưa tính đến tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của Việt Nam năm 2023 là 2,28%. Biểu đồ trên Tổng Cục Thống Kê cho thấy số người có việc trở lại sau dịch chậm chạp và vẫn còn rất đông người thất nghiệp. Giữa hai tháng lương và sáu tháng lương cần thêm vào (trong giả định là cả hai gia đình đều đã chuẩn bị vừa phải để con có thể vào đại học theo mức học phí 2019 là 27,6 triệu đồng/năm.
Phép tính trên gần như dẫn đến hai đối tượng sẽ còn tiếp tục cầm cự được ngành học bác sĩ đa khoa này: là gia đình đủ giàu để tiếp tục trả tiền (nhóm có thu nhập trên 20 triệu/tháng, cả hai partner cùng đi làm), hoặc nhóm cực nghèo và siêu vượt khó, giỏi tới mức luôn có điểm cao nhất nhì khoa để có học bổng trang trải tiền học và sau giờ học sẽ đi làm để trả được tiền sinh hoạt tại đô thị. Những sinh viên ở nhóm có thu nhập thấp, có trình độ học khá coi như bị loại bỏ, vì các em chưa xứng có học bổng, chưa đủ nghèo để có học bổng, và không đủ khá giả để cha mẹ có thể trả tiền học này đều đặn trong 6 -7 năm học kế tiếp. Tôi chọn ví dụ ngành Y Khoa, vì đây là ngành học sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống chăm sóc sức khỏe công trong tương lai của cả đất nước. Những người có nền tảng kinh tế tốt đảm bảo sẽ có thể học y dược nếu muốn, và mở phòng mạch tư sau đó vì có điều kiện kinh tế đủ tốt. Những người có khả năng được huấn luyện chuyên môn tốt nhưng không có đủ tiền để đóng học sẽ bị rơi khỏi lưới học phí, không thể trở thành bác sĩ hoặc sớm bỏ quá trình theo học và thành nghề gì đó đào tạo ngắn hạn hơn. Những tấm gương thần đồng con nhà nghèo trở thành bác sĩ cơ bản sẽ không bị ảnh hưởng gì, nếu họ học siêu giỏi để có học bổng, đủ sức làm thêm để có tiền ăn và cuối cùng trở thành bác sĩ cống hiến cho bệnh viện công hoặc đi du học nước ngoài và có cơ hội tốt hơn ở quốc gia khác.
Nhưng các dịch vụ phục vụ xã hội ở quy mô lớn thường không do thần đồng hay người siêu giàu đảm nhiệm, nó thuộc về số đông những người hành nghề sẽ làm việc trong hệ thống bệnh viện, trường học, các cơ sở công phục vụ xã hội. Nhưng phần này, dù tên là "công", nhà nước đã gọi nó là "tự thu chi" và đặt trách nhiệm vào toàn dân tự xử. Trong phần tăng học phí, tôi có chú ý đến một mảng nữa là biên độ tăng học phí cấp III ở học sinh vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Trong đề xuất sửa đổi nghị định 81 về học phí năm nay, báo Dân Trí đăng lại các biểu phí dự kiến sẽ tăng.
Ở khu vực thành thị, học phí của các em tăng từ 100k lên 650k/tháng, nghĩa là gấp 6,5 lần. Với các em học sinh ở vùng dân tộc thiểu số, học phí này tăng từ 30k lên 220k/ tháng, nghĩa là gấp 7,3 lần. Khu vực yếu thế hơn không hiểu vì sao lại chịu biên độ tăng cao hơn.
Học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông chưa tự đảm bảo chi thường xuyên năm học 2023-2024 theo đề xuất sửa đổi - đề xuất này sau đó đã được đề nghị tạm chưa tăng trong năm học 2023-2024 (Nguồn: Bộ GD&ĐT - Ảnh từ báo Dân Trí)
Để so sánh, thì thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số là 40,7 triệu đồng/năm (khoảng 3,4triệu/tháng) (5). Người đô thị kiếm khoảng 5,95 triệu đồng/tháng) (6). Người nông thôn kiếm khoảng 3,86 triệu đồng/tháng. Vậy nghĩa là ở nơi thiên hạ kiếm ít tiền nhất thì Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất mức tăng học phí của học sinh đi học cấp III tăng nhiều nhất. Mức tăng thêm 190k/tháng tác động rất nhiều đến một gia đình chỉ kiếm được 3,4 triệu để cả chi nhà xài mỗi tháng. Mức học phí mới này dường như nhắm tới đẩy các em học sinh ở khu vực yếu thế nhất đến tình trạng bỏ học nhanh hơn vì không thể trang trải học phí. Quay trở lại video của Thùy Minh và bạn Chi Nguyễn. Khi nói về bất bình đẳng giáo dục, phần nói về học phí này chỉ là một nội dung nhỏ nằm giữa podcast, phần còn lại luôn quay trở lại những yếu tố như: tự mình cố gắng, tự mình thay đổi, tự mình làm được, dùng hình mẫu của sự tiến bộ (như tự đi tham gia câu lạc bộ, làm podcast nên học được nhiều ,xin được học bổng...).
Tuy nhiên, cả hai diễn giả không làm rõ rằng để làm được tất cả những điều trên, một người học phải đủ rảnh để đi làm thiện nguyện thay vì đi làm phụ gia đình nuôi em, đủ nguồn lực để có thời gian tự học tiếng Anh hoặc có tiền học tiếng Anh để xin học bổng, và đủ sự thư giãn (không bị bạo hành, không bị căng thẳng vì hoàn cảnh xã hội có đe dọa về sự an toàn, không bị áp lực về chuyện bị đói) để có thể ngồi viết đơn xin học bổng. Tôi muốn độc giả hãy nhớ lại hoàn cảnh của mình, khi bạn đang trong giai đoạn khắc phục một khó khăn quan trọng của gia đình như nợ nần, ba/mẹ bị bệnh, em phải nằm viện, suy nghĩ trước tiên của bạn là gì? - Có phải là phải chăm sóc người thân đó lành bệnh, giải quyết xong nợ nần, rồi mới tính đến chuyện đi học tiếp hoặc học cao lên không? - Đó chính là khoảng chênh lệch cơ hội mà người ở các nhóm yếu thế sẽ không có được để mobilize lên tầng học thức cao hơn (và vì vậy có thu nhập cao hơn dựa vào học thức).
Sau đó câu chuyện được chuyển qua cho bạn Chi Nguyễn giải thích về các học thuyết liên quan đến giàu nghèo và giáo dục, trong đó có ý phải đấu tranh giai cấp hoặc tính năng động của chủ thể, sử dụng thuyết anti-deficit (chống thiếu, hay như Thùy Minh gọi là cái khó ló cái khôn), là dựa vào bản thể, lịch sử, xuất phát điểm của người học (như tự vực dậy khỏi bất trắc, thoát nghèo, khả năng ứng phó...). "Thiếu thốn không phải là mãi mãi", tập trung vào người học và điểm mạnh của họ thay vì chỉ khỏa lấp điểm yếu. Trong cái khổ của mình cũng có các bài học giúp mình phát triển hơn. Ý là nếu nhà giáo dục gợi ý và phát huy được những yếu tố do hoàn cảnh gây ra mà ban đầu bị gọi tên là điểm yếu và giúp người học nhìn thấy đó là điểm mạnh thì họ có thể phát triển tốt hơn.
Cả hai diễn giả đều không nhắc rằng để áp dụng được lý thuyết anti-deficit này thì nhà giáo dục phải được training về cách làm này, lý thuyết này cũng như cần nghiên cứu ở quy mô lớn nếu muốn số đông học sinh thuộc nhóm yếu thế biết về cái này, trong khi chính chị Chi cũng nói trong video là từ này thậm chí còn chưa được dịch sang tiếng Việt.
Vậy có phải tôi đánh giá thấp khả năng cái khó ló cái khôn của sinh viên/người học không?
Tôi không có câu trả lời cho ý này, nhưng tôi biết các quyết định của giáo viên và hệ thống giáo dục ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng học và chọn lựa học của học sinh, và cả cách các em nhìn về chính mình trong xã hội. Mà ở Việt Nam, tôi vẫn thấy cách nhìn phổ biến của giáo viên như sau: nghèo thôi ráng học đi để thóat nghèo (implication rằng học là sẽ thoát), nêu tên học sinh nếu đóng tiền học thiếu (tập trung vào điểm yếm thế của trẻ), và rất nhiều tương tác hướng về deficit khác quen thuộc trong môi trường giáo dục. Trong bài giảng về bất bình đẳng của nhà nghiên cứu kinh tế người Hàn Quốc Ha-Joon Chang từ Đại học Cambridge năm 2019 ở phút 25:34 (Lecture 7), có đoạn ông nói về rào cản trong việc di động xã hội, và lấ ví dụ về "giáo dục đắt tiền bạn cần phải có nhưng chỉ một nhóm thiểu số rất nhỏ có thể đủ tiền học mới kiếm được việc làm tốt, hoặc có khi là vì quan hệ cá nhân có được từ một nhóm nhỏ ưu thế trong xã hội khiến bạn dễ tiếp cận với việc làm tốt hơn, cơ hội tốt hơn" (ví dụ như nếu cậu của bạn làm thống đốc ngân hàng, tất nhiên vốn xã hội của bạn sẽ dễ cho bạn thành công hơn người khác). Ha-Joon Chang cũng giải thích rằng hệ quả của các rào cản bất bình đẳng này là người có xuất thân nghèo hơn sẽ bị loại trừ khỏi những việc làm cao cấp, điều này là phí hoài tài năng của họ, với chính họ và với cả xã hội. Nếu có khả năng di động xã hội tốt hơn, thì xã hội có thể được hưởng thành quả từ việc có người tài năng làm việc ở những vị trí phù hợp dù họ không có xuất thân tương ứng . Nếu bạn có thời gian, hãy coi hết series trên của Ha-Joong cha vì ông đã dùng series "Economics for People" này để cung cấp cho bạn các công cụ để hiểu về thị trường tự do, chủ nghĩa tân dự do, cũng như các khái niệm cơ bản về kinh tế học, giúp bạn suy nghĩ vượt ra ngoài những tranh luận 5 cân thịt là nghèo hay giàu và cuộc đời này ngoài 5 cân thịt và giàu thì các xã hội còn cần cái gì nữa.
Cuối cùng, trong bài viết này, tôi quote lại các đoạn Thùy Minh dẫn truyện trong video:
"mình ở khách sạn Victoria và thử thách là xin ngủ nhờ một nhà dân, "người dân ở đấy cho mình ngủ ngay đấy mà" "họ ăn chay, không phải vì họ ăn chay mà là vì họ không có thịt để ăn"
…."mình quyết định đi chợ cho họ" "họ nấu hết 5 cân thịt trong một bữa đấy" …."Maybe sự giàu nghèo tích trữ nó xuất hiện từ những tư duy như thế. Ví dụ như mình ăn ít thôi, mình để dành thì sẽ có rất nhiều ngày mình có thịt nhưng mà cái tư duy tất cả mọi thứ vào một lúc đấy, nó có một cái gì đó...""Chuyến đi đấy làm mình ngạc nhiên, một cái làng rất là nghèo, một cái thành phố sầm uất, một cái nơi cũng gọi là thủ phủ của miền tây thì... đấy...nó ở khắp mọi nơi. Có phải tư duy ảnh hưởng đến sự bất bình đẳng của mọi người không? "ở trong căn phòng ăn một lúc 5 cân thịt nó dễ dàng hơn tôi phải bắt đầu nghĩ" - nó có hai tác động: ai đã xây những căn phòng….
Đoạn trích trên đây nằm rải rác khắp video, trong các phần bạn Thùy Minh gợi chuyện để bạn Chi Nguyễn trả lời. Phần mào truyện này có một số vấn đề:
Là một nhà báo, bạn Thùy Minh phản bội những người dân đã cho bạn ngủ nhờ. Họ vô ý tham gia vào một chương trình "thử thách", nghĩa là chỉ là một show quay cho mọi người xem, trong khi sự cho phép ngủ nhờ đó là thành ý của một gia đình khi thấy người hỏi giúp đỡ. Bạn đã dùng mệnh đề của sự giả vờ (thử thách truyền hình) để làm chuẩn ứng xử với lòng tốt của nhân vật. Ngay sau đó, bạn tiếp tục dùng biểu hiện hành vi (nấu hết 5 cân thịt), và dù không nói thẳng, bạn đã dùng implication trong ngôn ngữ là "Maybe sự giàu nghèo tích trữ nó xuất hiện từ những tư duy như thế. Ví dụ như mình ăn ít thôi, mình để dành thì sẽ có rất nhiều ngày mình có thịt nhưng mà cái tư duy tất cả mọi thứ vào một lúc đấy, nó có một cái gì đó..." - bạn gợi ý cho người xem kết luận là những người này có bao nhiêu thì ăn hết ( bạn lặp lại nhiều lần cụm từ "cái tư duy"). Bạn định hướng và chủ tâm dẫn dắt người xem đến định kiến dành cho nạn nhân/nhân vật của bạn: những người đã lỡ dùng tiền của bạn mua và nấu hết 5 cân thịt cho bạn và quay phim ăn.
Là một người làm nội dung, bạn dùng chuẩn mực của người Bắc của bạn để nói về hành xử và cách sống của "người nghèo", cụ thể ở đây là "cũng là Cần Thơ đấy, Tây Đô gạo trắng nước trong đấy" - implication của bạn nhấn mạnh vào định kiến đã được sử dụng lặp đi lặp lại rất nhiều lần trên báo chí miền Bắc hay các học giả miền Bắc cũ như Phạm Quỳnh (Một tháng ở Nam Kỳ), đó là cho rằng miền Tây nghèo vì họ sống hoang phí không nghĩ đến ngày mai. Bạn Thùy Minh đã sử dụng cách nghĩ rất thực dân để vào "khai hóa" cho dân miền Tây, bằng cách dùng chuẩn phải tiết kiệm 5 cân thịt phải ăn nhín đi dè xẻn, thay vì dùng tâm thế chân thành tiếp cận và hiểu rằng họ nấu hết số tiền đó vì họ không muốn mang tiếng là ăn chặn của người ngủ ở nhà mình. Bạn dùng sức mạnh của truyền thông và tiếng nói bạn đang đại diện để làm dày hơn định kiến gây ác cảm với nhóm dân cư yếu thế (ở đây là những người nghèo đã cho bạn và quay phim ngủ nhờ), mà khả năng để họ lên TV đáp trả bạn là cực kỳ hi hữu hoặc không có luôn vì họ không được nêu tên nên chẳng thể nào đi kiện bạn. Họ cũng không có nguồn lực nào để lên tiếng giành lại tiếng nói của họ. Và các nhân vật vô danh đó đã được trở thành nhóm danh từ chung “người nghèo” ở Cần Thơ, có 5 cân thịt là nấu ăn hết.
Bạn Chi Nguyễn đã rất nỗ lực để giới thiệu các kiến thức về giáo dục và cũng chỉ ra các yếu tố về lựa chọn trong không gian văn hóa địa phương (như câu chuyện về em học sinh bỏ học lớp sáu và chiếc dây chuyền bạc bạn muốn giúp) để counter chuyện 5 cân thịt, nhưng không hiểu vì sao chị Thùy Minh rất tâm đắc vụ nghèo vì ăn thịt nên vẫn tiếp tục vòng lại cái notion này xong dùng nó cho các minh họa khác.
Tôi cảm ơn kulavietnam về series bài về chủ đề này đã khiến tôi suy nghĩ, và cảm ơn tác giả Lang Minh và Trương Thịnh đã giải thích thêm nhiều điều tôi không hiểu về mảng này. Bạn có thể đọc thêm hai bài tranh luận của hai nhóm tác giả trên trong các link tôi để ở phần tham khảo.
Cuối cùng, chuyện ngoài lề thôi, đó là một hôm đi học một lớp về public narrative, trong lớp có bạn chuyên làm về hỗ trợ giáo dục cho sinh viên có hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Bạn kể rằng sau khi đã làm đủ các phương pháp để hỗ trợ sinh viên nghèo, bạn bị một em sinh viên phản pháo là: “Anh không ở trong hoàn cảnh của em sao anh biết được”.
Người này sau đó đã tự ra thử thách cho mình là thử đi ra đường sống vạ vật như các bạn sinh viên của mình, thì bạn nhận ra là: “Chỉ ngủ thôi em cũng không bao giờ ngủ ngon được” - Không ngủ ngon được vì sợ nguy hiểm, sợ đe dọa thân thể, sinh mạng trên đường phố, và không ngủ ngon được thì làm sao mà vào lớp học cho hiệu quả, cho dù lớp học có chân thành giúp đỡ hay thân thiện bao nhiêu chăng nữa. Đó chỉ là ví dụ ngắn nhất mà bạn làm hỗ trợ giáo dục này kể mà tôi còn nhớ.
Thách thức với Thùy Minh trong show diễn này có lẽ là chị đã đi từ khách sạn Victoria ở Cần Thơ để tới nhà những người nghèo, nhưng vẫn mặc chiếc áo Victoria giá 2,6 triệu/đêm đó và phán xét 5 cân thịt chị cho người đã cho cả 2 anh chị ngủ nhờ.
Từ “văn hóa của kiếp nghèo” đến bất bình đẳng giáo dục: https://khoahocphattrien.vn/chinh-sach/tu-van-hoa-cua-kiep-ngheo-den-bat-binh-dang-giao-duc/2023122909165371p1c785.htm?fbclid=IwAR23rXDmAJ50UQgtpZxugvWLI4jd29x-ArcBzOS_46QKI8GnA2nobjR2d5A
[BẤT BÌNH ĐẲNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC: NỖ LỰC CÁ NHÂN LÀ ĐỦ?] - KulavietnamHọc phí các trường y dược năm 2023 tăng mạnh
https://laodong.vn/tuyen-sinh/hoc-phi-cac-truong-y-duoc-nam-2023-tang-manh-1220031.ldo#:~:text=N%C4%83m%202023%2C%20ng%C3%A0nh%20Y%20khoa,%2C6%20tri%E1%BB%87u%20%C4%91%E1%BB%93ng%2Fn%C4%83m.
Mức thu nhập của công nhân tăng quá chậm:
https://tienphong.vn/muc-thu-nhap-cua-cong-nhan-tang-qua-cham-post1560320.tpo#:~:text=S%E1%BB%91%20li%E1%BB%87u%20t%E1%BB%AB%20T%E1%BB%95ng%20c%E1%BB%A5c,%2C7%20tri%E1%BB%87u%20%C4%91%E1%BB%93ng%2Fth%C3%A1ng. https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2024/01/tinh-hinh-thi-truong-lao-dong-viet-nam-nam-2023/ https://dantri.com.vn/an-sinh/khoang-cach-ve-muc-song-thu-nhap-cua-vung-dan-toc-thieu-so-duoc-thu-hep-20240104104702365.htm https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2023/05/thong-cao-bao-chi-ket-qua-khao-sat-muc-song-dan-cu-2022/#:~:text=2.1.&text=Thu%20nh%E1%BA%ADp%20t%C4%83ng%20%C4%91%E1%BB%81u%20%E1%BB%9F,%25%20so%20v%E1%BB%9Bi%20n%C4%83m%202021). Economics for People - by Ha-Joon Chang
https://www.ineteconomics.org/perspectives/videos/economics-for-people
Bạn có thể đăng ký nhận bài qua email miễn phí hoặc trả phí đọc hàng tháng để giúp tôi có thêm thời gian đọc và viết. Nếu chưa ưa gắn bó, bạn có thể share lại bài viết nếu thấy hữu ích hoặc mời tôi một tách cafe ở đây nếu thích bài viết.
Du học các nước là khuynh hướng được không ít người, dù là học sinh sinh viên hay cán bộ công chức lựa chọn mặc dù chi phí để đi du học là không hề rẻ. Có hàng tá lý do để bạn phải đi, đòi đi và nên đi du học: nào là viễn cảnh tương lai tốt hơn, nào là cơ hội có cuộc sống tốt hơn với mức thu nhập cao hơn, nào là được sống ở nước ngoài sẽ oai hơn… Thế nhưng, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cho bạn điều hoàn toàn ngược lại:
Tại sao bạn không nên đi du học?