Biện Pháp Hỗ Trợ Học Sinh Khó Khăn Trong Học Tập
Nhằm chia sẻ với những hoàn cảnh thực sự khó khăn của sinh viên hệ chính quy tại trường, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh thông báo xét học bổng hỗ trợ khó khăn cho sinh viên học kỳ II năm học 2023-2024, như sau:
Sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn hỗ trợ học tập, trang trải chi phí sinh hoạt?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg quy định về đối tượng được vay vốn như sau:
Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm:
1. Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.
2. Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng:
- Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật.
- Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật.
3. Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
Khoản 2 Mục 2 Thông tư 27/2007/TT-BLĐTBXH quy định về thủ tục xác nhận đối tượng như sau:
a. Đối với học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động, Uỷ ban nhân dân cấp xã căn cứ vào danh sách đối tượng bảo trợ xã hội đang quản lý trên địa bàn theo quy định tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về Chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội để xác nhận vào đơn xin vay vốn của hộ gia đình.
b. Đối với học sinh, sinh viên là thành viên của hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật, căn cứ vào danh sách hộ nghèo xã đang quản lý, Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận vào đơn xin vay vốn của hộ gia đình.
c. Đối với học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hạn, dịch bệnh trong thời gian theo học, căn cứ mức độ thiệt hại thực tế, Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận vào đơn xin vay vốn của hộ gia đình.
d. Đối với hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người trên chuẩn nghèo và tối đa bằng 150% chuẩn nghèo (đối với khu vực nông thôn: trên 200.000 đồng đến 300.000 đồng/người/tháng; đối với khu vực thành thị: trên 260.000 đồng đến 390.000 đồng/người/tháng), Uỷ ban nhân dân cấp xã chỉ đạo tiến hành như sau:
- Tổ chức khảo sát thu nhập của hộ gia đình: sử dụng phiếu khảo sát thu nhập của hộ gia đình (theo mẫu số 1) để xác định thu nhập của hộ gia đình; những hộ có thu nhập bình quân đầu người trên chuẩn nghèo và tối đa bằng 150% chuẩn nghèo được tổng hợp vào danh sách để bình xét.
-Tổ chức bình xét ở hội nghị thôn, bản, ấp và dựa vào kết quả bình xét để lập danh sách hộ có thu nhập bình quân đầu người trên chuẩn nghèo và tối đa bằng 150% chuẩn nghèo (theo mẫu số 2) đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận vào đơn xin vay vốn của hộ gia đình (cách thức thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2007/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo hàng năm).
Như vậy, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang theo học các trường đại học thuộc các trường hợp trên được phép vay vốn để hỗ trợ học tập, trang trải chi phí sinh hoạt.
Sinh viên có hoàn cảnh khó khăn hiện nay được vay trang trải chi phí học tập bao nhiêu?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 1656/QĐ-TTg năm 2019 quy định về điều chỉnh mức cho vay như sau:
Điều chỉnh mức cho vay quy định tại Khoản 1 Điều 5 Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên như sau: Mức cho vay tối đa là 2.500.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền cân đối, bố trí vốn cho vay, vốn cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý cho Ngân hàng Chính sách xã hội để triển khai thực hiện Chương trình sau năm 2020 theo quy định của pháp luật.
- Ngân hàng Chính sách xã hội có trách nhiệm thực hiện cho vay, giám sát, thu hồi nợ theo quy định của pháp luật hiện hành, trong phạm vi tăng trưởng kế hoạch tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội đã được Thủ tướng Chính phủ giao hàng năm; tự cân đối nguồn vốn thực hiện từ nay đến năm 2020 trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy, hiện nay sinh viên có hoàn cảnh khó khăn thuộc đối tượng được vay vốn có thể vay tối đa là 2.500.000 đồng/tháng/sinh viên.
Dù có học lực khá giỏi cả chuyên môn lẫn ngoại ngữ, khi đi du học, hầu hết các du học sinh đều phải mất một khoảng thời gian nhất định để hiểu được nội dung bài giảng ở lớp. Thời kì đầu, có nhiều bạn thậm chí còn rơi vào tình cảnh “vịt nghe sấm” vì không hiểu hết lời giảng của thầy hoặc không chép kịp các ý chính.
Tùy vào mỗi vấn đề mà bạn sẽ phải xoay xở cách xử lí riêng. Chẳng hạn, nếu không thể nghe kịp hết tất cả các ý của thầy, bạn có thể chọn phương án thu âm để về nhà nghe giảng lần hai. Ngay buổi đầu tiên, bạn có thể hỏi giáo viên để xin bài giảng powerpoint (nếu không được công bố rộng rãi trên cổng thông tin điện từ của trường). Một cách nữa là bạn có thể làm quen người bạn ngồi cạnh để mượn vở hoặc chí ít là để chép được những từ vựng khó mà bạn nghe không kịp. Cuối cùng, bạn cũng nên chịu khó đi học sớm để có được chỗ ngồi thuận tiện cho việc nghe giảng nhất.
Rất nhiều bạn vẫn thường có suy nghĩ rằng đi du học sẽ dễ chịu hơn học ở nhà vì được học nhiều hơn về thực hành. Điều này đúng, nhưng thực hành nhiều cũng đồng nghĩa với việc bạn phải làm rất nhiều bài tập ngoài giờ lên lớp. Làm thuyết trình trước lớp và viết bài luận là hai dạng “bài tập” bạn sẽ thường xuyên phải gặp nếu theo học các ngành Khoa học Xã hội. Trong khi đó, sinh viên Luật trường The Hague University of Applied Sciences còn được yêu cầu phải thường xuyên tham gia các buổi xử án ở các tòa án quốc tế. Chưa kể, ở lớp, họ đôi khi còn được phân công đóng vai luật sư giả định trong một vụ án giả thiết nào đó.
Đi du học, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều đêm thức trắng vì lượng bài tập, bài luận chất đống vào kì thi.
Để hoàn thành những dạng bài tập kể trên, các du học sinh phải đầu tư rất nhiều thời gian tự nghiên cứu ở thư viện. Trong hệ thống giáo dục ở các nước nói tiếng Anh, các giảng viên chỉ tập trung phân tích một số vấn đề nổi cộm nào đó ở lớp chứ không tập trung giảng bài. Kiến thức về lí thuyết, bài vở sinh viên thường được yêu cầu tự đọc trước ở nhà.
Một lí do nữa khiến du học sinh nào cũng phải chăm chỉ đọc sách là vì đề kiểm tra thường rất rộng. Nếu chỉ nghe giảng thôi thì chưa đủ bởi các thầy cô phương Tây thường rất quan tâm đến kiến thức phổ thông của sinh viên. Trong một đề kiểm tra, đôi khi bạn sẽ phải đối mặt với những câu hỏi hoàn toàn chưa xuất hiện trong các bài giảng của thầy. Đôi khi, các giảng viên cũng sẽ đưa ra những câu hỏi vô cùng “tiểu tiết” mà nếu chỉ “đọc vẹt”, bạn chắc chắn không thể đưa ra câu trả lời chính xác.
Cách tốt nhất là bạn nên chăm chỉ đọc hết những tài liệu, sách báo mà giảng viên yêu cầu hồi đầu năm học. Nếu có thời gian, những quyển sách, trang thông tin có liên quan cũng sẽ rất hữu ích, đặc biệt là trong quá trình viết luận.
“Cúp cua”, bạn có nguy cơ không được thi!
Không tính các buổi học ở hội trường, giảng viên nước ngoài thường rất chú trọng tới tính chuyên cần của sinh viên. Ở Pháp, việc điểm danh ở các buổi học thực hành diễn ra hầu như ở bất kì buổi học nào. Mỗi thầy cô sẽ có cách kiểm tra riêng, có người kiểm tra theo kiểu hỏi bất thình lình một cái tên bất kì để trả lời câu hỏi, cũng có người truyền danh sách cho sinh viên kí.
Tuy khác nhau về cách thức điểm danh, nhưng các trường thường có một điểm chung là làm rất mạnh tay trong khâu xử lí sinh viên vắng quá nhiều buổi học. Chỉ cần 2,3 buổi vắng không phép (không có giấy khám bác sĩ hay giấy triệu tập của các cơ quan hành chính…) thì sinh viên đó sẽ phải học lại, thậm chí là không được thi môn đó.
Trong bài viết “Những kĩ năng giúp bạn sống sót khi đi du học ”, Hotcourses đã từng đề cập tới vấn nạn cúp cua, đặc biệt là vào những buổi học sớm vào mùa Đông. Cách duy nhất để tránh phải nghỉ học thường xuyên là bạn nên thiết kế cho mình một “đồng hồ sinh học” hợp lí và đừng chọn chỗ ở quá xa trường.
Chúc các bạn vượt qua được hết những khó khăn kể trên!