Biểu Đồ Acb
Tỷ lệ chuyển đổi doanh thu thành lợi
Giới thiệu & vị trí Tòa nhà ACB Office Building
Tòa nhà ACB Office Building được xây dựng bởi chủ đầu tư và quản lý từ năm 2012 bởi Ngân hàng TMCP Á Châu – ACB.
ACB Office Building có địa chỉ tại số 10 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tọa lạc trên tuyến phố chính của quận Hoàn Kiếm, nối liền hai quận nội đô là Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng nên tòa nhà cũng nhận được nhiều lợi thế mà hai quận này mang lại. Hoạt động thương mại, giải trí tại Tràng Tiền Plaza; Parkson Bà Triệu… diễn ra rất sôi nổi. Đây sẽ là cơ hội vàng để các doanh nghiệp trong các ngành thời trang, truyền thông, cho thuê văn phòng tại Hà Nội… phát triển.
Đặc biệt, trong bán kính 2km, nhiều cơ quan nhà nước, các tổ chức trong và ngoài nước cũng như nhiều tòa nhà tập trung như: Bộ Tài Chính; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Capital Tower; VID Tower... Tất cả tạo nên cộng đồng doanh nghiệp trẻ, năng động, cơ hội giao lưu, kết nối rất cao.
Một số thông số khác về tòa nhà như:
Lối vào tòa nhà ACB Hanoi Office Building
Quy mô, thiết kế và trang thiết bị
Tòa nhà ACB Office Building được xây dựng trên khu đất có diện tích 750m2, trong đó, diện tích xây dựng của dự án là 700m2. Tòa nhà gồm 11 tầng văn phòng & 02 tầng nổi để xe, trong đó:
Tại ACB Office Building, khách thuê được nhận ưu đãi từ tòa nhà khi có thể thuê diện tích phù hợp với nhu cầu của mình mà không bắt buộc phải thuê nguyên mặt sàn. Diện tích chia cắt linh hoạt từ 45m2 trở lên, phù hợp với mọi quy mô doanh nghiệp, từ doanh nghiệp nhỏ và vừa cho tới doanh nghiệp lớn.
Không gian cho thuê văn phòng ACB Hanoi Office Building
Tòa nhà được thiết kế nhằm hướng tới sự hiện đại, tinh tế, không gian làm việc tiện nghi, thoải mái. Thiết kế của tòa nhà cũng có màu chủ đạo của ngân hàng ACB, trong và ngoài tòa nhà được phối màu tinh tế giữa trắng và xanh. Mỗi văn phòng đều sở hữu tầm view thoáng rộng cùng hệ thống cửa kính giúp tối ưu hóa ánh sáng tại mỗi văn phòng. Đồng thời, những tấm kính này có khả năng chống bụi, chống ồn, ngăn cản tia UV.
Nội thất tòa nhà từ trần nhà, sàn nhà, hệ thống đèn chiếu sáng, cửa kính, cửa… đều được lựa chọn tỉ mỉ từ những thương hiệu hàng đầu. Tất cả tạo nên không gian làm việc yên tĩnh, đáp ứng tiêu chí về ánh sáng, mang lại sự thoải mái, dễ chịu, cho thuê văn phòng quận Hoàn Kiếm tại đây rất phải chăng về giá thuê và dịch vụ.
Giá thuê văn phòng tại ACB Office Building số 10 Phan Chu Trinh
Thông tin về giá thuê cùng các ưu đãi của Tòa nhà văn phòng ACB là một yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có thể xem xét khi chọn văn phòng. Hiện nay, ACB Office Building đang có ưu đãi khi thuê, liên hệ Property Plus để biết chi tiết. Hiện nay, tổng giá thuê tại ACB Office Building, đã bao gồm giá thuê và phí dịch vụ, rơi vào 25$ - 27$/m2/tháng. Giá thuê không cố định mà có sự tăng, giảm theo giá thị trường. Bảng dưới đây là giá thuê tham khảo tại thời điểm hiện tại:
- Phí giữ xe máy: 150.000 VNĐ/xe máy/tháng
- Phí giữ ô tô: 2.000.000 VNĐ/xe ô tô /tháng
Công ty Propertyplus.vn với 12 năm kinh nghiệm, chúng tôi tự tin với sự hiểu biết sâu sắc về thị trường và cam kết chất lượng dịch vụ hàng đầu. Hãy để Property Plus hỗ trợ quý khách trong quá trình tìm kiếm và chọn lựa không gian văn phòng phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình. Hotline liên hệ trực tiếp và nhanh chóng 0865.364.866
Địa chỉ: Tầng 06, tòa nhà Kinh Đô, 292 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội
Email: [email protected]
Dưới đây là 12 biểu đồ của trang CNN Business cho thấy sự phục hồi đó của nền kinh tế lớn nhất thế giới:
Số lượng việc làm là một trong những thước đo quan trọng nhất về sức khoẻ nền kinh tế Mỹ. Chỉ trong vòng 2 tháng, từ tháng 2-4/2020, “trận hồng thuỷ” Covid đã cuốn phăng hơn 22 triệu công việc của người Mỹ.
Đến tháng 11/2021, khu vực phi nông nghiệp của Mỹ có gần 149 triệu công việc, phục hồi gần 18 triệu công việc so với thời điểm đen tối nhất của đại dịch. Tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ vẫn cần tạo được hơn 4 triệu công việc nữa mới có thể trở về ngưỡng trước Covid. Bình thường, Mỹ cần 100.000-150.000 công việc mới mỗi tháng để tương xứng với tốc độ tăng trưởng dân số.
Theo định nghĩa của Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm số người lao động không thể tìm được việc, dù đã chủ động tìm việc trong 4 tuần gần nhất, so với tổng lực lượng lao động. Tháng 2/2020, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ là 3,5%, thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Tháng 4/2020, đại dịch khiến con số này nhảy vọt lên 14,8%. Tháng 11 vừa qua, tỷ lệ này giảm còn 4,2%.
GDP là thước đo rộng nhất về hoạt động kinh tế, tính bằng giá trị của hàng hoá và dịch vụ được tạo ra trong phạm vi một quốc gia. Dữ liệu GDP giúp hiểu về quy mô của một nền kinh tế và nền kinh tế đó đang vận hành ra sao. Quý 1/2020, GDP cả năm, đã điều chỉnh theo yếu tố mùa vụ (annualized, seasonally adjusted) của Mỹ đạt 19 nghìn tỷ USD. Quý 2/2020, dưới sức ép suy giảm tăng trưởng kinh tế mà Covid gây ra, GDP cả năm của Mỹ giảm còn 17,3 nghìn tỷ USD. Quý 3/2021, GDP cả năm của nước này đạt 19,5 nghìn tỷ USD, nghĩa là đã vượt 500 tỷ USD so với mức trước đại dịch.
Đây là một thước đo về nghĩa vụ tài chính của Chính phủ Mỹ, tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số tiền mà liên bang vay của các chủ nợ bên ngoài và quy mô của nền kinh tế. Khi tỷ lệ này tăng, Washington sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc trả nợ hoặc tăng chi tiêu trong tương lai. Tỷ lệ nợ công so với GDP của Mỹ đã tăng từ 80,2% vào quý 1/2020 lên 105,5% vào quý 2/2020. Quý 3 năm nay, con số đã giảm còn 96,2%.
Số liệu này đo mức chi tiêu của người dân Mỹ vào hàng hoá và dịch vụ sau khi đã điều chỉnh theo lạm phát. Đây là một thống kê quan trọng bởi tiêu dùng là động lực tăng trưởng lớn nhất của kinh tế Mỹ. Tháng 2/2020, tiêu dùng cả năm của người Mỹ đã điều chỉnh theo yếu tố mùa vụ (annualized, seasonally adjusted) của Mỹ là 13,3 nghìn tỷ USD. Tháng 4, mức tiêu dùng rớt xuống còn 10,9 nghìn tỷ USD. Tháng 10 năm nay, con số là 13,9 nghìn tỷ USD, đã tăng 600 tỷ USD so với trước đại dịch.
CPI là một thước đo lạm phát, được tính toán dựa trên giá của một loạt nhóm hàng hoá và dịch vụ, trong đó có nhà ở, lương thực-thực phẩm, xăng dầu, giao thông… Tháng 2/2020, CPI của Mỹ tăng hơn 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Khi đại dịch xảy ra, CPI của nước này chỉ tăng 0,2% trong tháng 5/2020. Khi nền kinh tế Mỹ mở cửa trở lại, lạm phát liên tục tăng nóng và tháng 11 vừa qua, CPI của Mỹ tăng 6,88%, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1982.
Diễn biến của lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng Mỹ, thông qua tác động lên lãi suất các khoản vay thế chấp nhà, vay mua xe, vay đi học, và thẻ tín dụng. Lợi suất này cũng là một thước đo quan trọng về niềm tin của nhà đàu tư. Khi nhà đầu tư kỳ vọng tăng trưởng kinh tế Mỹ mạnh hơn trong tương lai, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm thường tăng. Ngược lại, khi họ kỳ vọng tăng trưởng thấp và lạm phát thấp, lợi suất này thường giảm.
Sau khi chạm đáy 0,55% vào cuối tháng 7 năm ngoái, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng lên gần 1,5% trong thời gian gần đây, cách không xa ngưỡng 1,6% trước đại dịch.
Đối với hầu hết người Mỹ, mua nhà là vụ mua sắm lớn nhất trong đời. Lãi suất vay thế chấp nhà kỳ hạn 30 năm phản ánh chi phí của việc đi vay để mua nhà. Lãi suất này thường giảm khi nền kinh tế suy yếu, một phần bởi nỗ lực kích cầu kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang (Fed), và thường tăng khi kinh tế khởi sắc. Lãi suất này hiện đang ở mức 3,1%, so với mức 3,45% trước đại dịch, sau khi chạm đáy 2,65% vào tháng 1 năm nay.
Số nhà mới khởi công được xem là một “chỉ số dẫn dắt” (leading indicator), báo hiệu nền kinh tế có thể đi theo hướng nào trong tương lai. Chỉ số đo số căn nhà đơn hoặc căn hộ chung cư được khởi công mỗi tháng. Tháng 2/2020, có gần 1,6 triệu căn nhà mới được khởi công ở Mỹ. Con số sụt giảm còn 938.000 căn vào tháng 4/2020, rồi phục hồi lên mức 1,5 triệu căn vào tháng 10 năm nay.
Chỉ số này đo giá nhà trên toàn quốc ở Mỹ tính theo giá mua những căn nhà hiện hữu dành cho hộ gia đình đơn. Đây là một thước đo quan trọng về tài sản của người Mỹ, vì đối với hầu hết các gia đình ở nước này, căn nhà là tài sản có giá trị lớn nhất của họ. Theo chỉ số này, giá nhà ở Mỹ không ngừng tăng trong những năm gần đây, thậm chí tăng dốc hơn trong năm 2021 này.
Tỷ lệ giữa lượng hàng tồn kho với doanh số đo lượng hàng tồn kho mà các doanh nghiệp đang có trong tương quan so sánh với lượng hàng bán đươc. Khi nhu cầu hàng hoá đạt mức kỳ vọng của doanh nghiệp, tỷ lệ này hầu như không thay đổi. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp tích trữ quá nhiều hoặc quá ít hàng so với nhu cầu của khách hàng, tỷ lệ sẽ tăng hoặc giảm.
Vào tháng 2/2020, trước khi đại dịch xảy đến, tỷ lệ hàng tồn kho so với doanh số ở Mỹ là 1,42 lần. Covid-19 khiến tỷ lệ này nhảy vọt lên 1,73 lần vào tháng 4. Đến tháng 9 năm nay, tỷ lệ giảm còn 1,26 lần.
Là thước đo rộng nhất của thị trường chứng khoán Mỹ, chỉ số S&P 500 đo giá cổ phiếu của 500 công ty niêm yết đại chúng lớn nhất nước này. Tỷ trọng của mỗi cổ phiếu trong chỉ số được dựa trên vốn hoá thị trường của doanh nghiệp, nghĩa là những công ty vốn hoá lớn như Apple và Amazon có tỷ trọng lớn hơn trong S&P 500 so với những công ty nhỏ hơn.
Covid đã khiến S&P 500 sụt từ đỉnh trước đại dịch là hơn 3.380 điểm vào hôm 14/2 xuống mức đáy gần 2.305 điểm vào hôm 20/3, tương đương giảm gần 32% chỉ trong vòng hơn 1 tháng. Sau đó, cùng với đà phục hồi của nền kinh tế, chỉ số liên tục phục hồi và lập đỉnh cao mọi thời đại. So với mức đáy trong đại dịch, S&P 500 hiện đã tăng hơn 104%.
671 Hoàng Hoa Thám, P. Vĩnh Phúc, Quận Ba Dinh, Ha Noi
8 Cửa Bắc, P. Trúc Bạch, Quận Ba Dinh, Ha Noi
30 Liễu Giai, P. Cống Vị, Quận Ba Dinh, Ha Noi
24 Thành Công, P. Thành Công, Quận Ba Dinh, Ha Noi
142 Đội Cấn, P. Đội Cấn, Quận Ba Đình, Hà Nội
94 Ngọc Hà, P. Đội Cấn, Quận Ba Dinh, Ha Noi