Đồ Lính Việt Nam
Wir verwenden Cookies und Daten, um
Cho Thuê Đồ Lính, Đồ Bộ Đội Chụp Kỷ Yếu Tại TPHCM
✪ Trang phục: Đồ lính nguỵ, lính Việt Nam, lính Mỹ gồm quần áo, mũ tai bèo/ mũ phớt, súng, giầy, bình nước, ba lô cùng vô số phụ kiện chiến đấu ✪ Chi phí: Trang phục: 60k ( áo + quần) , Giày lính : 20k ; phụ kiện thuê thêm: ba lô, mũ, súng, …
Ngày 02/9/1945, cách mạng tháng tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chấm dứt ách đô hộ ngàn năm của chế độ thực dân phong kiến, đưa dân tộc Việt Nam đến bến bờ độc lập, tự do. Xong thực dân Pháp vẫn không từ bỏ âm mưu xâm chiếm Việt Nam, biến Việt nam thành thuộc địa, đưa dân tộc Việt Nam quay lại làm kiếp nô lệ. Cách mạng tháng 8 thành công, chính quyền còn non trẻ đã bước vào một cuộc cách mạng mới. Ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, đó là lời kêu gọi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đoàn kết, đứng lên đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược, giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. Sau cuộc kháng chiến trường kỳ, gian nan mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ, năm 1954 thực dân Pháp đã phải ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Lợi dụng Hiệp định Giơnevơ, năm 1954 Mỹ đã đưa Ngô Đình Diệm về miền Nam Việt Nam làm Thủ tướng của chính quyền bù nhìn Bảo Đại, gian lận trong cuộc “trưng cầu dân ý” hạ bệ Quốc trưởng Bảo Đại dựng lên Việt Nam Cộng hòa (VNCH) để lên làm Quốc trưởng và sau này lên làm Tổng thống. Sau đó Ngô Đình Diệm đã sử dụng nhiều thủ đoạn man dợ tàn sát những người kháng chiến, những người yêu nước, khủng bố tinh thần người dân, công khai phá hoại Hiệp định Giơnevơ, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước, cho tiến hành “cải cách điền địa” chiếm đoạt đất đai của nông dân và khôi phục lại giai cấp địa chủ. VNCH ra đời với công cụ bạo lực của nó là “Quân lực VNCH”, “Cảnh sát Quốc gia” (quân đội và cảnh sát ngụy) cũng chỉ là lực lượng phản dân, hại nước, làm tay sai cho thế lực ngoại bang, chúng tiếp tay cho quân viễn chinh Mỹ thực hiện nhiều tội ác như thảm sát dân thường, hãm hiếp phụ nữ, sử dụng chất độc da cam, bom Napalm, sử dụng máy chém và những đòn tra tấn nhục hình dã man với những tù binh cộng sản (đóng đinh vào đầu, đục răng, đục xương…). Có thể nói, Ngô Đình Diệm dựng lên VNCH với công cụ bạo lực đã thực hiện nhiều tội ác với đất nước và người dân Việt Nam, với câu nói “Thà giết nhầm còn hơn bỏ sót” đã thể hiện sự tàn bạo, vô nhân tính.
Năm 1963, Mỹ đã “Thay ngựa giữa dòng”, Ngô Đình Diệm bị ám sát trong một cuộc đảo chính. Sau đó tướng Nguyễn Văn Thiệu lên nắm quyền trong giai đoạn 1967 – 1975. Ngày 30/4/1975, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng cộng sản Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam đã tiến vào Sài Gòn giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chính quyền VNCH sụp đổ.
Có thể nói VNCH ra đời một cách bất hợp pháp trên nửa lãnh thổ phía Nam của Việt Nam, hợp thức hóa mưu đồ chia cắt Việt Nam của Mỹ, “dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam”, chúng đã sử dụng nhiều thủ đoạn man dợ để tàn sát những người yêu nước chân chính, khủng bố tinh thần của nhân dân, ngăn chặn, khống chế, dập tắt các phong trào đấu tranh chính trị, các cuộc đấu tranh cách mạng của quần chúng, đàn áp các phong trào giải phóng dân tộc, lập “ấp chiến lược” để dồn dân, chiếm đóng, khống chế quần chúng. Chế độ này không đại diện cho dân tộc và trên thực tế đã bị nhân dân và lịch sử quay lưng lại.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khi trả lời phỏng vấn nhà báo nước ngoài đã từng tuyên bố “tuyệt đối không có vấn đề chính quyền Sài Gòn (chỉ VNCH), một sản phẩm do đế quốc Mỹ nặn ra mà nhân dân chúng tôi phỉ nhổ và không một ai trên thế giới đếm xỉa đến”.
Thời gian qua trên mạng xã hội xuất hiện nhiều nhóm, hội nhóm hoạt động tập thể công khai tại các sự kiện diễn thời trang VNCH gây bức xúc dư luận xã hội, họ mượn danh hội yêu đồ lính, hát các bài hát ca ngợi lính VNCH, họ tự hào khi được sở hữu những món đồ lính Mỹ, Ngụy đã qua sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, bao gồm cả hàng giả, họ kêu gọi tham gia tụ hội, nhóm sinh hoạt. Một số nhóm, hội nhóm có các hoạt động phô trương, từng đoàn đi xe mô tô phân khối lớn hoặc xe quân sự đời cũ diễu hành trên các tuyến đường, họ còn tranh thủ “xâm nhập” vào các sự kiện, các hoạt động văn hóa, họ cho rằng đó là sự khác biệt, là thể hiện cá tính, thậm chí họ dựng cảnh vác súng, đánh trận để minh họa cho các bài hát ca ngợi quân lực VNCH…
Chế độ Mỹ – Ngụy đã dày xéo dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam trong suốt bao nhiêu năm. Để dành chiến thắng lịch sử 30/4 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước đã có biết bao sự hy sinh, mất mát. Ngày nay, Nhân dân được sống trong hòa bình, gác lại quá khứ, xây dựng đất nước Việt Nam phát triển, yêu chuộng hòa bình, chúng ta cần phải lên án những hành vi phản cảm về sự lố lăng, kém hiểu biết khi mặc trang phục lính quân lực VNCH gây hệ lụy xấu cho xã hội, là một hoạt động kích động hận thù, gợi lại nỗi đau chiến tranh đã qua. Không những thế, hoạt động trình diễn thời trang lính VNCH tưởng chừng như vô hại nhưng ẩn chứa thông điệp âm mưu “Diễn biến hòa bình”, qua đó các thế lực thù địch, bọn phản động lưu vong, các đối tượng có tư tưởng cực đoan, thù địch thực hiện mục đích chính trị, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nhân dân, đi ngược lại với lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, chúng lợi dụng thành trào lưu của một bộ phận thiếu hiểu biết, khi đó sẽ có cái nhìn thiện cảm về lính VNCH – đã từng chống lại chính Tổ quốc mình, sát hại đồng bào ta.
Mặc dù quyền tự do ăn mặc của công dân được pháp luật công nhận, tuy nhiên vẫn có chế tài xử lý khi mặc trang phục phản cảm. Việc lựa chọn trang phục là quyền tự do của mỗi người, tuy nhiên mỗi người dân cần có ý thức nâng cao cảnh giác, có hiểu biết, tôn trọng lịch sử để không bị lợi dụng, tham gia, cổ súy những phong cách thời trang lố bịch, không phù hợp với thuần phong mỹ tục; có trách nhiệm ngăn chặn và cảnh giác với những mầm mống xấu độc, những tư tưởng đi ngược với truyền thống cách mạng, không có lợi cho lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc.
1. Chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1965 - 1975 là cuộc chiến tranh dai dẳng, gây thiệt hại lớn lao về vật chất và con người không chỉ cho đất nước Việt Nam mà còn cho nước Mĩ. Đó còn là cuộc chiến gây chia rẽ nhân tâm nhất trong lịch sử nước Mĩ. Để quốc tế hóa cuộc chiến, Mĩ đã huy động đông đảo lực lượng quân đồng minh tham chiến. Bên cạnh quân đội Úc, New Zealand, Thái Lan, Philippines, lực lượng quân sự Hàn Quốc đã tham gia tích cực, chiếm số lượng đông đảo nhất chỉ sau quân đội Mĩ và được đánh giá rất cao về khả năng và hiệu quả tác chiến.
Dưới sự chỉ huy của quân Mĩ, các sư đoàn Mãnh Hổ, Bạch Mã và lữ đoàn lính thủy đánh bộ Rồng Xanh được triển khai trên địa bàn các tỉnh miền Trung là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hoà, một địa bàn chiến lược trọng yếu. Ngoài ra còn có các đơn vị khác đóng tại Vũng Tàu, Biên Hòa, Sài Gòn. Năm 1968 là năm Hàn Quốc có lực lượng quân sự cao nhất hiện diện ở miền Nam Việt Nam với quân số lên tới hơn 50.000 người.
Tham chiến tại Việt Nam, quân đội Hàn Quốc trở thành lực lượng “xương sống” trong các cuộc hành quân bình định và tìm diệt ở duyên hải miền Trung. Từ khi đưa quân vào Việt Nam cho đến khi rút quân về nước, quân đội Hàn Quốc đã thực hiện rất nhiều cuộc hành quân và gây ra hàng loạt vụ thảm sát đẫm máu, tàn khốc như vụ thảm sát Bình Hòa thuộc huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vào tháng 12 năm 1966; vụ thảm sát Bình An, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định năm 1966; vụ thảm sát Hà My, Điện Bàn, Quảng Nam năm 1968… Nhiều làng quê miền Trung có ngày “giỗ Đại Hàn” do cả làng bị quân Hàn Quốc thảm sát. Bia căm thù lính Đại Hàn đã được dựng nhiều nơi như Bình Hòa ở tỉnh Quảng Ngãi, Hà My ở tỉnh Quảng Nam, Kim Tài ở tỉnh Bình Định…
Để lại nhiều “dấu ấn” như thế trên đất nước Việt Nam, hình ảnh người lính Hàn Quốc có mặt trong khá nhiều tác phẩm của văn học Việt Nam thời kì chiến tranh. Quan sát văn học Việt Nam thời kì này, có thể thấy hình ảnh người lính Đại Hàn chủ yếu xuất hiện trong tác phẩm của các nhà văn sinh trưởng hoặc có quá trình hoạt động ở các tỉnh duyên hải miền Trung như Khánh Hoà, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam…
Chu Cẩm Phong sinh ở Quảng Nam, tập kết ra Bắc, sau này quay về hoạt động tại khu 5. Nguyễn Mộng Giác, Mang Viên Long là người Bình Định. Y Uyên người gốc Bắc nhưng dạy học ở Phú Yên. Trần Hoài Thư sinh ở Lâm Đồng nhưng thời đi lính có hoạt động ở miền Trung… Do đứng ở hai chiến tuyến đối nghịch nhau, cái nhìn của các nhà văn cách mạng và cái nhìn của các nhà văn miền Nam thuộc phía Việt Nam Cộng hòa về người lính Hàn Quốc trong văn học cũng rất khác nhau.
2. Các nhà văn cách mạng gọi lính Hàn Quốc là “lính Nam Triều Tiên”. Trong một số tác phẩm của các nhà văn này, hình ảnh người lính Hàn Quốc thấp thoáng xuất hiện và được nhìn nhận có phần còn đơn giản. Đó chỉ là những người lính đánh thuê cho quân đội Mĩ. Họ do đó cũng là kẻ thù của nhân dân Việt Nam.
Lính Nam Triều Tiên là những lính thiện chiến, can đảm trong trận mạc, nhưng tàn bạo, ráo hoảnh nhân tính, đã gây nhiều tội ác ở Việt Nam, gây ra nhiều cuộc thảm sát ở các vùng nông thôn Việt Nam. Trong tiểu thuyết Mẫn và tôi, Phan Tứ viết về lính Nam Triều Tiên như là một đội quân ác ôn, làm cho đời sống của người dân trở nên khó khăn, khổ sở: “Quân ngụy Nam Triều Tiên đóng chật cứng trong phố cảng, giá gạo củi tăng gấp ba bốn lần, thở sao nổi, còn chưa nói tới tụi ác ôn Rồng Xanh, Cọp Trắng ấy phá phách đến chừng nào”.
Ở Nhật kí chiến tranh của Chu Cẩm Phong, hình ảnh tàn bạo của lính Nam Triều Tiên cũng không ít lần xuất hiện, chẳng hạn: “16/7/67. Đi qua núi Tròn, ngay gần sát dưới chân núi, nhìn thấy rõ trụ cờ và từng nhánh nhỏ của một cây khô. Đường nắng và vắng quá nên hơi ngại. Chỉ e một thằng Nam Triều Tiên tàn bạo nào đó ngứa tay nổ phát súng. Đối với bọn địch dã man như bọn này, việc bắn một người dân lương thiện chúng không cho là lầm lỗi”.
Trong bút kí Xuân 1975 - Đất Quảng, Triệu Xuân đã viết về một cuộc thảm sát của lính đánh thuê Nam Triều Tiên: “Trên doi đất nhô ra sông Thu Bồn, cách cụm cứ điểm Nông Sơn không đầy hai giờ đi thuyền, cách đây năm mùa xuân, bọn đánh thuê Nam Triều Tiên đã bắt hàng chục người toàn phụ nữ, cụ già và con nít trong làng xếp thành một hàng, rồi dùng tiểu liên bắn chết. Cùng ngày đó, đài phát thanh Sài Gòn, một thứ tiếng nói của loài thú, đưa tin: Quân đội đồng minh trong một trận đọ súng ở cách tây nam Đà Nẵng 65 kilômét đã bắn hạ một đại đội Việt cộng. Xác hàng chục người đã ngã xuống sông Thu, trôi trên dòng sông Thu...
Nước sông Thu Bồn vốn rất xanh đã biến thành màu đỏ trong những ngày kẻ thù bình định. Mảnh đất quê hương dường như cũng đổi màu. Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm đã thấm nhiều máu đỏ của người dân đất Quảng. Máu con người đã nhuộm đỏ dòng sông, mảnh đất quê mình. Rồi kẻ thù sẽ phải trả nợ máu!”.
Do được nhìn từ xa, từ phía đối nghịch nên chân dung người lính Nam Triều Tiên trong tác phẩm của các nhà văn cách mạng nhìn chung còn sơ lược. Trong Bài thơ về hạnh phúc, nhà thơ Dương Hương Ly gọi những người lính Nam Triều Tiên đã bắn chết vợ mình bằng tên gọi “quân thù” chung chung: Những viên đạn quân thù bắn em trong lòng anh sâu xoáy/ Bên những vết đạn xưa chúng giết bao người/ Anh bàng hoàng như ngỡ trái tim rơi/ Như bỗng tắt vầng mặt trời hạnh phúc.
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng, trong Chiến trường, sống và viết, cho rằng nhân vật phản diện nơi các tác phẩm văn học của ta viết về chiến tranh chống Mĩ “hãy còn mờ nhạt”, “đọc rồi, ta cứ vẫn thấy nó méo mó”, “bởi vì ta chỉ thấy cái bên ngoài hơn là cuộc sống bên trong của nó”. Phạm Văn Sĩ trong Văn học giải phóng miền Nam cũng cho rằng những nhân vật phản diện trong các tác phẩm đề tài này chưa phải là những tính cách văn học. Người lính Hàn Quốc trong văn học Việt Nam giai đoạn 1965 - 1975 nhìn chung cũng được khắc họa đơn giản, một chiều, mờ nhạt như thế.
3. Các nhà văn miền Nam Việt Nam gọi lính Hàn Quốc là “lính Đại Hàn”. Do tiếp cận người lính Hàn Quốc ở một cự li gần, có người còn sát cánh cầm súng cùng quân đội Hàn Quốc, hình ảnh người lính Hàn Quốc trong tác phẩm của các nhà văn miền Nam Việt Nam có phần rõ nét hơn và cũng đa dạng, phức tạp hơn.
Có nhà văn nhìn nhận lính Hàn Quốc như là những người lính đánh thuê, tham chiến chỉ vì tiền. Có người nhìn nhận họ như những người lính man rợ, giết người không gớm tay. Ngụy Ngữ trong truyện ngắn Theo những đường bay đi xa đã viết về “những thằng Đại Hàn man rợ cắm cái đầu người trước xe Jeep, những xâu chuỗi kết bằng tai người khô queo, những họng súng bắn vào dân tị nạn”.
Nhà thơ Luân Hoán tỏ ra không có cảm tình với lính Hàn Quốc: chỗ nào lính Đại Hàn qua/ giếng sâu thuốc độc đã hòa nước trong (Đốt vườn ở Sơn Kim). Là một người lính hải quân của miền Nam nhưng Lê Bá Thông vẫn không có mấy thiện cảm với sự hiện diện của lính Đại Hàn: “Trên đường thỉnh thoảng vài chiếc xe quân đội chở lính Đại Hàn chạy ngang qua, trên xe mấy anh lính miệng cười nham nhở, đưa tay vẫy về phía xe Jeep của Vân, làm cho Hương, bạn gái của Vân, cảm thấy khó chịu” (Sao rơi trên biển).
Cây bút nữ Lê Thị Hoài Niệm viết về những hệ lụy do quân đội Đại Hàn gây ra: “Má tôi kể là có một đơn vị lính Đại Hàn, họ đóng đồn ở giữa đồng trống, chung quanh họ rào kẽm gai đến mấy vòng, hễ có ai lảng vảng đến là họ bắn chết không kêu than. Những ngày tháng đầu vô cùng yên ắng, người dân nào còn ruộng lúa chung quanh thì ban ngày có thể ra đồng làm việc, buổi tối thì họ thiết quân luật. Vậy mà một trận tấn công đồn lại xảy ra.
Không biết có bao nhiêu quân của mặt trận giải phóng xuất hiện, họ lần mò trong đêm tối cắt những vòng dây thép để xâm nhập vào đồn, dù những người lính Đại Hàn canh gác rất nghiêm nhặt. Một trận đánh xáp lá cà ngay trong đồn diễn ra, những người dân trong làng chỉ nghe tiếng súng nổ đã inh tai nhức óc, thót cả tim. Và qua một đêm đen hãi hùng, sáng ngày hôm sau, những người lính đồng minh đi lùng sục, bắt bớ và… giết người nào mà họ cho là có liên hệ với những bọn mặt trận tấn công đồn (Má tôi với quê hương ngày cũ)…
Cũng có cây bút miền Nam tỏ ra thiện cảm với quân đội Hàn Quốc, như Trần Hoài Thư, người từng sát cánh với quân đội Đại Hàn trong một thời gian khá dài tại Bình Định. Hình ảnh người lính Hàn Quốc hiện diện trong một số truyện ngắn của Trần Hoài Thư như Đêm Chiêm Thành, Gò Bồi bên kia sông với tư cách là những người lính đồng minh.
Nhà văn Nguyên Lương trong Câu chuyện của tôi và một người Hàn họ Lý kể về những người lính Hàn Quốc thân thiện, trong đó có một người thường đến thăm nhà và bút đàm chữ Hán với cha của ông: “Những người lính Hàn thường ra khỏi trại, đến nhà dân thăm hỏi, cho quà, làm quen và tìm hiểu dân tình”. Nguyên Lương cũng viết về vị thiếu tướng Chun Doo-hwan, chỉ huy quân đội Đại Hàn tại Việt Nam, sau trở thành Tổng thống Hàn Quốc. Thiếu tướng Chun Doo-hwan thường ghé Quy Nhơn thăm trường Nguyên Lương học và giúp đỡ trường xây một hội trường lớn theo kiểu kiến trúc cổ rất đẹp.
Có nhà văn nhìn nhận lính Đại Hàn là những người dù tàn bạo nhưng vẫn mang trong mình văn hóa, tôn giáo của họ và họ cũng biết tôn trọng văn hóa, tôn giáo của người Việt. Trong truyện ngắn của Mang Viên Long, hình ảnh người lính Đại Hàn hiện diện khá đậm nét. Nhân vật Tiên trong tác phẩm Trên đỉnh tháp chuông nhận thấy rằng những người lính viễn chinh khi đến nhà thờ cũng đeo tấm thánh giá trên cổ như những con chiên ngoan đạo khác.
Ở truyện ngắn Chùa Cô Ba, Mang Viên Long viết về phản ứng của lính Đại Hàn khi xông vào một ngôi chùa ở làng quê: “Có một lần, gặp toán lính Đại Hàn xồng xộc tràn vào chùa, cô Ba đứng chận ngay ở cổng, lấy tờ giấy carton gần đó, viết dòng chữ Hán rồi đưa cho tên lính đang đứng trước mặt: Chúng tôi thờ Phật, các ông hãy tôn trọng, giúp đỡ, không nên quấy phá. Sau đó, cô Ba vẫn thản nhiên, tay cầm tràng hạt, dạo bước theo họ, yên lặng. Từ hôm ấy, đã thấy vắng bóng của lính Đại Hàn ngang nhiên vào chùa lùng sục”. Cô Ba cho rằng họ như là những nạn nhân của chiến tranh: “Cô cảm thấy thương xót họ, những mảnh đời đang trôi lăn dần vào cõi tối tăm đau khổ, nhưng không thể chia sẻ được lời nào”.
Nhà văn Võ Hồng trong truyện ngắn Như con chim sơn ca lại lên án sự phi lí của chiến tranh khi kể về cái chết của Ái Lan, một cô bé nông dân sống ở vùng “giải phóng” hồn nhiên, vô tư “như con chim sơn ca mổ hạt lúa và con sâu ở cánh đồng bên này rồi bay vụt qua cánh đồng bên kia, lại mổ con sâu, hạt lúa”. Ái Lan đi lên núi gài chông gặp đúng lúc lính Đại Hàn đi càn, cô chạy về đạp trúng ngay bàn chông mình gài. Ở truyện ngắn Chuyến về Tuy Hòa, Võ Hồng lại viết về một quân nhân Đại Hàn “có vẻ mặt khó hiểu” cùng đi trên chuyến xe đò về thị xã Tuy Hòa, tỉnh lị của Phú Yên.
Như vậy, có thể thấy, trong văn học Việt Nam trước 1975, hầu như không có nhân vật người lính Hàn Quốc nào được xây dựng công phu, có số phận, có cuộc đời riêng, trở thành những tính cách văn học đầy đặn, thuyết phục.
4. Sau năm 1975, hình ảnh người lính Hàn Quốc vẫn còn hiện diện trong khá nhiều tác phẩm văn xuôi Việt Nam, như các tiểu thuyết Mùa biển động của Nguyễn Mộng Giác, Gió Tuy Hòa của Trần Thiện Lục, Trăng mật bến sông Cầu của Nguyễn Tấn Hưng, Khoảng lặng sau chiến tranh của Trịnh Đình Khôi; truyện dài Phương trời cao rộng của Vĩnh Hảo; tập truyện ngắn Những mảnh đời luân lạc của Trần Đại Nhật; các truyện ngắn Trong khu rừng yên tĩnh của Lê Hoài Lương, Ông già bán quán ăn ở Seoul của Võ Thị Xuân Hà, Ngôi mộ không hài cốt của Văn Quốc Thanh, Con người lính Đại Hàn của Đinh Phong, Mùa xuân của biển của Đỗ Kim Cuông; tập truyện kí Huyền thoại tàu không số của Đình Kính; hồi kí Chiến trường, sống và viết của Nguyên Ngọc, hồi kí của Cao Duy Thảo, Bùi Minh Quốc…
Hình ảnh lính Đại Hàn còn hiện diện cả trong thơ Việt Nam sau 1975, chẳng hạn như những “toán lính Đại Hàn” ẩn hiện trong khung cảnh thánh địa Mĩ Sơn, tháp Yang Pakran Yang Praung “phực cháy”, tháp Dương Long, tháp Cánh Tiên… ở trường ca Sầu ca trên đồi cát Nam Kương của Inrasara. Trần Vàng Sao trong bài thơ Gọi tìm xác đồng đội đã nhập vai một người lính hi sinh trong trận đánh với lính Nam Triều Tiên: Tôi chết trong trận đánh xáp lá cà với bọn Rồng Xanh Nam Triều Tiên ở Kỳ Lam/ Không biết anh em chôn tôi ở đâu.
Sau chiến tranh, nhờ có độ lùi về thời gian, văn học viết về chiến tranh đã có chiều sâu hơn với nhiều tìm tòi về nội dung và nghệ thuật. Hình ảnh người lính Hàn Quốc do đó cũng sinh động hơn, có số phận, cuộc đời riêng, tính cách riêng.
Trong tập truyện ngắn Những mảnh đời luân lạc viết về đề tài con lai Hàn - Việt của Trần Đại Nhật có nhân vật người lính Đại Hàn tên Lee. Lee là một sinh viên, thi rớt, chán nản nên bỏ học, bị động viên vào quân đội. Người yêu của anh bỏ đi lấy chồng khi anh còn ở quân trường. Sau khi hoàn thành đợt huấn luyện, anh được bổ sung vào sư đoàn Mãnh Hổ sang tham chiến tại Việt Nam.
Lee chiến đấu như một người vô hồn: “Là một người lính, Lee làm theo mệnh lệnh của cấp chỉ huy như một cái máy những khi tác chiến. Nhưng là một con người có tâm hồn, nhiều lúc Lee suy nghĩ mình đang chiến đấu vì điều gì đây. Không phải vì lí tưởng, không phải vì Tổ quốc của mình, tại sao mình lại dấn thân đến vùng chết chóc này? Lee đâm ra chán nản vì không tìm thấy câu trả lời ổn thỏa”. Do buồn chán, Lee hay ra quán nước ngồi, từ đó quen thân với một cô chủ quán tên Lan có gương mặt đẹp và đôi mắt quyến rũ.
Họ yêu nhau và có với nhau một đứa con gái. Rồi Lee phải trở về nước và bị đứt liên lạc với người yêu. Sau chiến tranh, Lee trở thành một vị giáo sư sử học và sang lại Việt Nam để sưu tầm tư liệu viết về hậu quả của chiến tranh. Ông cũng muốn tìm lại Lan và đứa con của mình. Nhưng cô Lan - người yêu cũ của Lee- vì đau buồn đã trở thành một bà già điên khùng, luôn ăn mặc rách rưới, tóc tai bù xù rũ rượi. Còn người con gái của bà và Lee do hoàn cảnh đã trở thành gái điếm.
Nhà văn Nguyên Lương trong tác phẩm Những người Hàn, họ Lý, gốc Việt có kể câu chuyện của ông và một người Hàn tên Teak Young Lee (Lý Hoàng Tất). Teak Young Lee là một trong những người lính Hàn Quốc đầu tiên được đưa đến Việt Nam tham chiến từ những năm 1968 - 1972, làm lính tình báo trong sư đoàn lục quân Mãnh Hổ đóng tại vùng núi Vân Sơn, xã Phước Thành, quận Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Anh ta thường đến nhà Nguyên Lương và bút đàm bằng chữ Hán với bố nhà văn.
Sau chiến tranh, nhờ có kinh nghiệm sống và làm việc ở Việt Nam trong thời chiến, Teak Young Lee được công ti Samsung cử làm giám đốc ở Bắc Ninh. Trong thời gian này, qua việc tìm hiểu kĩ về gia phả, Teak Young Lee biết ông tổ của mình cũng xuất thân từ vùng đất mà mình đang làm việc và đã rất xúc động: “Thảo nào mình rất mến người Việt, vì trong máu của mình cũng có dòng máu của Việt tộc”.
Võ Thị Xuân Hà với truyện ngắn Ông già bán quán ăn ở Seoul, in trong tập truyện ngắn Cành phong hương, kể về những lần gặp gỡ của một cô gái Việt với ông chủ một quán ăn ở Seoul “nom rất phúc hậu”, là lính Pak Chung Hee trước kia đã từng tham chiến ở Việt Nam. Người lính ấy từng bắn vào lưng của một bà mẹ trẻ trước ánh mắt chứng kiến của đứa con gái còn non dại. Người lính ấy cũng đã từng ngập ngừng khi chĩa súng vào em bé gái ấy. Giờ nỗi xót xa ân hận của ông như toát ra từ thân thể mỏng dính vì chất độc chết người nào đó từ chiến trường Việt Nam.
Trong tiểu thuyết Mùa biển động, Nguyễn Mộng Giác đã xây dựng nhân vật thiếu tướng Kim I. Chung, chỉ huy quân đội Hàn Quốc ở Việt Nam. Đây có lẽ là nhân vật người lính Hàn Quốc có quân hàm cao nhất từng xuất hiện trong văn học Việt Nam. Thiếu tướng Kim I. Chung tuổi đã gần sáu mươi, từng tham dự vào cuộc phản công lên Bắc Triều Tiên trong chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953. Nguyên mẫu của nhân vật này có lẽ là thiếu tướng Chun Doo-hwan, nguyên Tổng tư lệnh quân đội Hàn Quốc ở Việt Nam thời chiến tranh, sau này là Tổng thống Hàn Quốc.
Đây cũng là tiểu thuyết miêu tả sinh động nhất về những hoạt động của quân đội Hàn Quốc ở Việt Nam, cụ thể là ở Quy Nhơn, từ lúc sư đoàn Mãnh Hổ đổ bộ lên cảng Quy Nhơn và từ lúc bản doanh chỉ huy đóng tại làng Phú Tài tung các đợt càn quét đẫm máu và hung bạo. Bên cạnh việc miêu tả những hoạt động tuyên truyền, phát thuốc, khám bệnh của quân đội Hàn Quốc, việc sư đoàn Mãnh Hổ xây biếu trường trung học Cường Để một đại thính đường làm nơi sinh hoạt chung cho học sinh, Nguyễn Mộng Giác viết về một cuộc thảm sát ghê rợn những người dân vô tội do quân đội Hàn Quốc gây ra để trả thù cho một thiếu úy Hàn Quốc bị du kích bắn chết.
5. Quân đội Hàn Quốc đã tham chiến tích cực bên cạnh quân đội Mĩ ở Việt Nam và gây ra không ít tội ác chiến tranh, đặc biệt là nhiều trận thảm sát người dân Việt Nam vô tội. Nhưng so với những tác phẩm của Hàn Quốc viết về chiến tranh Việt Nam như các tiểu thuyết, truyện ngắn của Hwang Sok-Yong, Bang Hyun Suk… thì tác phẩm của các nhà văn Việt Nam viết về sự tham dự của quân đội Hàn Quốc trong chiến tranh Việt Nam vẫn còn khá đơn giản. Nhân vật người lính Hàn Quốc trong văn học cách mạng, văn học miền Nam Việt Nam và cả trong văn học Việt Nam sau 1975 vẫn còn khá mờ nhạt, chưa có chiều sâu. Đây là một vấn đề cần suy nghĩ đối với các nhà văn Việt Nam khi “thâm canh” đề tài chiến tranh - đề tài vẫn còn nhiều tầng vỉa giàu sức vẫy gọi