Fdi Nhật Bản Việt Nam
Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030 và Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược, trong đó có mục tiêu tổng quát là thu hút các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa tích cực, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu; nâng cao hiệu quả, chất lượng toàn diện trong công tác thu hút, sử dụng vốn đầu tư FDI.
Trung Quốc gia tăng đầu tư FDI tại Việt Nam
Thứ hai, 19/08/2024 19:26 (GMT+7)
(ĐCSVN) - Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), đã có 84 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2024. Xét về số dự án, Trung Quốc là đối tác hàng đầu về số dự án đầu tư mới. Dòng vốn FDI Trung Quốc vẫn đang tăng tốc đổ vào Việt Nam
Thống kê của Bộ Kế hoạch đầu tư nêu rõ, gần đây, các nhà đầu tư Trung Quốc đã tăng tốc đầu tư vào Việt Nam. Năm 2023, các nhà đầu tư Trung Quốc đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam tới 4,47 tỷ USD, tăng 77,6% so với năm 2022; ngoài ra, 707 dự án mới, 179 dự án điều chỉnh vốn và 412 lượt góp vốn, mua cổ phần đã được các nhà đầu tư Trung Quốc đăng ký vào Việt Nam. Trong khi đó, 5 tháng đầu năm nay, con số là 347 dự án mới, 55 lượt dự án điều chỉnh vốn và 172 lượt góp vốn, mua cổ phần, với tổng vốn đăng ký 1,126 tỷ USD, đứng vị trí thứ 4 trong các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư lớn vào Việt Nam.
Đáng chú ý, dòng đầu tư này đang có sự gia tăng mạnh mẽ vào công nghiệp hỗ trợ để cung cấp cho các tập đoàn sản xuất thế giới tại Việt Nam.
Chế tạo vật liệu sản xuất pin năng lượng mặt trời tại Công ty TNHH JA Solar Việt Nam, vốn đầu tư Trung Quốc, tại Khu công nghiệp Quang Châu (Bắc Giang). Ảnh: Danh Lam/kinhtedothi.vn
Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến thời điểm hiện tại, nhiều dự án trị giá hàng trăm triệu USD, thậm chí lên tới cả tỉ USD từ Trung Quốc như Goertek, BYD, Radian, Brotex, Wingtech, Deli, Trina Solar… đã có mặt tại Việt Nam. Dư địa đầu tư FDI của Trung Quốc tại Việt Nam còn rất nhiều, đặc biệt là những dự án lớn, trọng điểm. Hợp tác trong lĩnh vực công nghệ cao cũng được doanh nghiệp hai nước thúc đẩy mạnh mẽ.
Trả lời phỏng vấn của PV mới đây, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Dolab), cho biết trong năm 2016, song song với chương trình cung ứng điều dưỡng viên, hộ lý sang Nhật Bản thực tập và làm việc, doanh nghiệp (DN) xuất khẩu lao động sẽ được cung ứng loại hình lao động này theo chương trình thực tập sinh.
“Chúng tôi đã có sự chuẩn bị, sẵn sàng hợp tác với các nghiệp đoàn Nhật Bản để tuyển dụng lao động điều dưỡng khi cơ quan thẩm quyền 2 nước chính thức cho phép” - bà Trần Thị Lâm Uyên, Phó Giám đốc Công ty Nhật Hy Khang, nói.
Nhờ quan hệ rộng với các nghiệp đoàn Nhật Bản, trong năm 2015, Công ty Nhật Hy Khang đã đưa được 750 lao động sang nước này. Bà Uyên cho biết vừa qua, 5 nghiệp đoàn của Nhật Bản đã tiếp xúc với công ty để bàn về việc hợp tác cung ứng lao động điều dưỡng.
“Các đối tác cam kết cung cấp trang thiết bị để đào tạo. Tới đây, chúng tôi sẽ làm việc với các trường đại học, cao đẳng để liên kết đào tạo. Nhu cầu lao động điều dưỡng của Nhật Bản rất cao, mỗi năm chúng tôi có thể cung ứng trên 500 người” - bà Uyên nhấn mạnh.
Theo ông Vũ Thanh, Phó Giám đốc Công ty CP Thương mại - Đầu tư và Phát triển nguồn nhân lực (Tracimexco HRI), vừa qua, khá nhiều nghiệp đoàn Nhật Bản sang đặt vấn đề hợp tác đào tạo, cung cứng lao động điều dưỡng. “Khi có hướng dẫn cụ thể từ Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội và Dolab là chúng tôi bắt tay thực hiện ngay. Đây là cơ hội tốt cho lao động ngành y tế sang Nhật học tập và làm việc, nâng cao trình độ chuyên môn” - ông Thanh bày tỏ.
Trưởng Ban Quản lý Lao động Việt Nam tại Nhật Bản, ông Nguyễn Gia Liêm, xác nhận chính phủ Nhật Bản đã có đề án trình quốc hội thông qua việc điều chỉnh Luật Quản lý xuất nhập cảnh và công nhận tị nạn xã hội. Theo đó, cùng với việc điều chỉnh chế độ thực tập sinh, chính phủ Nhật Bản cho phép mở rộng ngành nghề tuyển dụng lao động nước ngoài, trong đó có lao động điều dưỡng. Nếu được quốc hội Nhật Bản thông qua, chính sách mới dự kiến được triển khai vào tháng 5 tới.
Theo ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, trước mắt, khi phía Nhật Bản chưa thông qua việc điều chỉnh chương trình thực tập sinh, Dolab yêu cầu DN không được tuyển chọn, thu phí của người lao động (NLĐ). Chỉ khi chương trình thực tập sinh ngành điều dưỡng được thông qua, DN mới được phép tuyển chọn lao động. Sở dĩ có yêu cầu này là vì thời gian qua, một số DN “cầm đèn chạy trước ô tô”, tổ chức tuyển chọn, đào tạo lao động.
Cho rằng đây là cơ hội để gia tăng lao động Việt Nam sang Nhật Bản nhưng ông Lê Long Sơn, Giám đốc Công ty Esuhai, khuyến cáo các DN cần cân nhắc trong việc đàm phán, lựa chọn đối tác, tránh ồ ạt tuyển dụng và nhất là tuyển dụng khi chưa được phép nhằm tránh rủi ro cho NLĐ. Một cán bộ Chi nhánh Công ty CP Xuất khẩu lao động và Dịch vụ - Thương mại Biển Đông (Estrala) tại TP HCM cảnh báo việc một số DN “đi tắt đón đầu”, đã tuyển sinh đào tạo và thu tiền của NLĐ có thể gặp rủi ro, thậm chí gây thiệt hại cho NLĐ nếu chương trình không được triển khai.
Cũng theo cán bộ này, vướng mắc lớn chính là đối tượng tuyển dụng, chế độ, quyền lợi của điều dưỡng viên điều chỉnh theo chương trình thực tập sinh (diện lao động phổ thông), trong khi điều kiện tuyển dụng có thể áp dụng như chương trình thực tập và làm việc. “Lao động điều dưỡng Việt Nam sang Nhật chủ yếu làm công việc chăm sóc người già, đòi hỏi tiếng Nhật rất cao. Chính vì vậy, tiêu chuẩn đầu vào rất khắt khe, yêu cầu trình độ trung cấp hoặc cao đẳng về điều dưỡng; trình độ tiếng Nhật tối thiểu N3 (tương ứng thời lượng học 1 năm). Đòi hỏi cao như vậy nhưng thu nhập, quyền lợi không tương xứng sẽ khiến việc tuyển dụng khó khăn” - vị cán bộ này nhấn mạnh.
Chương trình thực tập sinh hiện hành của Nhật Bản cho phép chủ sử dụng nước này tuyển lao động ở 71 ngành, nghề và 130 loại hình công việc theo thời hạn hợp đồng 3 năm.
Ngoài lao động điều dưỡng, đề án điều chỉnh chế độ thực tập sinh của Nhật Bản đề xuất mở rộng thêm một số ngành nghề, công việc được phép tuyển lao động nước ngoài. Bên cạnh đó là đề xuất tăng thời hạn làm việc cho một số ngành nghề từ 3 năm lên 5 năm.
Theo Duy Quốc/Báo Người lao động