Ông Ba Quốc lúc được phong Anh hùng.

Trung Quốc xét xử một nam giới Nhật Bản với cáo buộc làm gián điệp

Đại sứ quán Nhật Bản tại Bắc Kinh cho biết vào tháng trước tòa án ở thủ đô Trung Quốc đã mở phiên tòa xét xử một doanh nhân Nhật Bản bị truy tố vì tình nghi hoạt động gián điệp.

Nam giới này trong độ tuổi 50 và là một nhân viên của công ty dược phẩm Astellas Pharma của Nhật Bản. Ông đã bị các cơ quan an ninh ở Bắc Kinh tạm giữ vào tháng 3 năm ngoái vì cáo buộc liên quan đến gián điệp. Sau đó ông đã bị bắt và bị truy tố.

Đại sứ quán cho biết phiên xét xử đầu tiên đã diễn ra vào cuối tháng 11 tại tòa án này dưới hình thức xét xử kín, và các quan chức đại sứ quán không được phép tham dự.

Lịch cho các phiên xét xử trong tương lai là không rõ ràng, trong khi ông vẫn tiếp tục bị giam giữ trong một thời gian dài.

Đại sứ quán Nhật Bản cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ người này thông qua việc gặp gỡ ông và liên lạc với gia đình của ông.

Đại sứ quán cũng cho biết sẽ tiếp tục, thông qua các kênh liên lạc ở các cấp khác nhau, thúc giục phía Trung Quốc trả tự do cho ông.

Một số công dân nước ngoài đã bị giam giữ tại Trung Quốc với cáo buộc làm gián điệp kể từ khi nước này áp dụng luật chống gián điệp vào năm 2014.

Cho tới nay có tổng cộng 17 công dân Nhật Bản đã bị giam giữ, và 5 người vẫn đang thụ án hoặc đang trong quá trình xét xử.

Sau nhiều biến động cuộc đời khi còn trẻ, Karel Koecher nhận ra rằng con đường khả quan nhất là đến với cơ quan tình báo Tiệp Khắc StB. Đây cũng chính là “con thuyền” đưa ông tới Mỹ, mở ra một chương mới trong cuộc đời điệp viên tài ba này.

Một người bạn của Karel Koecher làm việc tại StB nói với cấp trên rằng Koecher rất có khả năng về ngôn ngữ. Khi mối quan hệ với cơ quan an ninh đã nồng ấm hơn, Koecher được đào tạo nghiệp vụ ở Prague trong hai năm. Sau đó vào năm 1965, quan chức StB yêu cầu gặp riêng ông Koecher, trong đó ông được yêu cầu đến Mỹ.

Koecher sau này nhớ lại cảm giác bồn chồn khi hỏi: “Tôi cần làm gì ở đó?” Quan chức StB bình thản đáp lại: “Anh sẽ xâm nhập vào CIA”. Koecher hỏi lại “Làm thế nào?” và câu trả lời là: “Điều đó tùy thuộc vào anh”. Koecher không đắn đo và ngay lập tức nhận lời thực hiện nhiệm vụ.

Trong một bản đánh giá tâm lý học vào năm đó, StB miêu tả Koecher “quá tự tin, nhạy cảm, không thân thiện với mọi người, tâm lý không ổn định, có tính cách phản xã hội, hay giận dỗi, độc đoán”. Hay nói một cách khác, ông chính là người được sinh ra để làm công việc này.

Karel Koecher đứng trước Nhà Trắng năm 1966.

Koecher cưới Hana Pardemecova, một cô gái 19 tuổi quyến rũ vào năm 1963. Vợ chồng nhà Koecher đã đến Mỹ vào năm 1965. Họ đến xứ sở cờ hoa với vỏ bọc là những người lưu vong phản đối chế độ xã hội chủ nghĩa.

Koecher tâm sự: “Tôi không có thái độ thù ghét với nước Mỹ, tôi chẳng biết gì cả. Tôi nghĩ nếu mình không thích thì mình có thể dừng lại. Tôi không hề coi đó là một cam kết để do thám nước Mỹ”.

Cặp vợ chồng sống trong một ngôi nhà ở West Nyack, ngoại ô thành phố New York. Koecher kể lại hoàn cảnh khi đó: “Tôi không có việc và tiền bạc nhưng có một chiếc xe và một căn nhà”.

Chỉ có số ít người tỏ ra nghi ngờ về vợ chồng nhà Koecher. Tờ The New York Times dẫn lời Michael Reinitz, một người bạn của cặp vợ chồng, cho biết: “Họ nói muốn thoát khỏi chế độ xã hội chủ nghĩa. Hana nói cha của cô ấy là một đảng viên và tôi đã vô cùng bất ngờ trước sự nổi loạn của cô ấy. Tôi chưa từng nghe Koecher nói điều gì hay ho về Liên Xô cả”.

Koecher và vợ trong bức ảnh chụp năm 1972.

Với kỹ năng ngôn ngữ tuyệt vời và danh nghĩa một người đào tẩu, Koecher nhanh chóng có được một công việc tại Đài châu Âu Tự do (cơ quan truyền thông do Quốc hội Mỹ tài trợ) và một năm học bổng tại Đại học Indiana. Năm 1967, Koecher học tiếp học vị thạc sĩ triết học tại Đại học Columbia ở New York đồng thời học về Liên Xô.

Koecher miêu tả thời gian ở Đại học Columbia là quãng đời đẹp nhất của ông. Ông nói: “Tôi nhận ra là có thể xâm nhập CIA. Nếu bạn thực sự nổi bật tại một trường đại học hàng đầu thì không gì là không thể”.

Quay trở lại Tiệp Khắc, tháng 8/1968, một cuộc thanh lọc diễn ra tại StB. Những nhân vật cấp trên của Koecher mất việc và ông trở thành kẻ phiêu bạt ở Mỹ. Do vẫn là thành viên của StB, Koecher có ít trách nhiệm và mục tiêu hàng đầu là hòa mình vào xã hội Mỹ. Là điệp viên nằm vùng, ông nhận được nhiều yêu cầu từ trung gian. Họ ngày càng tăng yêu cầu từ khi Koecher tiếp cận được với giới thượng lưu Mỹ.

Năm 1969, một bản báo cáo của StB miêu tả Koecher “hợp tác lỏng lẻo” và không cung cấp thông tin. Mặc dù không hào hứng làm việc với các cấp trên mới ở StB nhưng Koecher không rời bỏ cơ quan này hoặc ra đầu thú với chính quyền Mỹ. Thay vào đó, ông tiếp tục thuyết phục để được làm việc với CIA. Điều thuận lợi hơn cho ông là vào năm 1971, ông đã trở thành công dân Mỹ.

Một trong những giáo sư về ngành học Liên Xô của Koecher, Zbigniew Brzezinski (người sau đó trở thành cố vấn an ninh cho Tổng thống Mỹ Jimmy Carter) đã giới thiệu Koecher với CIA.

Tháng 11/1972, Koecher vượt vòng tuyển dụng đầu tiên của CIA và được tuyển làm nhà phân tích và phiên dịch. Với tư cách là một phiên dịch viên cho CIA, Koecher được tiếp cận với thư tín của nhân viên CIA tại Mỹ và ở nước ngoài. Lúc đó, các quan chức hàng đầu Moskva đã vô cùng hào hứng trước thông tin về một người Tiệp Khắc đã cắm rễ được vào nơi mà hầu hết các điệp viên Liên Xô vô cùng vất vả mà vẫn chưa thể đặt chân vào.

Khi Koecher báo cáo về Prague từ bên trong CIA thì Tiệp Khắc còn cân nhắc về cách họ sẽ dùng quân cờ của mình. Đến năm 1975, Koecher cảm thấy thất vọng về các yêu cầu của StB, ông kể lại: “Họ còn muốn biết về biển số xe của tất cả nhân viên CIA, thật ngu ngốc”.

Koecher thậm chí gửi thư than phiền về StB với chính quyền ở Prague. Tiệp Khắc đã chuyển tiếp bức thư tới Moskva và cuối cùng nó được đặt trên bàn của Yuri Andropov, lãnh đạo tình báo Liên Xô. Nhưng thay vì phê bình Koecher, ông Andropov còn gửi tặng 40.000 USD. Tuy nhiên, khi đến tay Koecher, số tiền chỉ còn lại một nửa.