Ngày 5/8, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ vừa ký quyết định ban hành Khung thời gian năm học 2022-2023 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

/ Hưởng thụ môi trường giáo dục chuyên nghiệp & Cơ sở vật chất hiện đại

Có một thực tế là hiếm có trường nào ở Việt thể đáp ứng hàm lượng kỹ thuật và cơ sở vật chất cao cấp với các môn đòi hỏi cao như vật lý lượng tử, thiên văn học… Kèm theo đó là cơ hội thực tập và thí nghiệm các ngành này chỉ có khi bạn du học ở các nước phát triển như Anh, Úc, Mỹ, Canada…

Ở các nước trên, bạn không chỉ được hướng dẫn và thực hành từ các chuyên gia có kinh nghiệm thực sự trong nghề, mà còn được thực tập và nghiên cứu trong các phòng lap chuyên dụng tại các trường đại học.

Về phương pháp học, học sinh được tham gia nhiều chương trình thực tế, các khóa học, lớp học nâng cao. Từ đó, bạn dần dần sẽ hình thành nên phương pháp học tập và tư duy làm việc hiệu quả nhất. Sau khi tốt nghiệp, du học sinh sẽ có khả năng làm việc ngay, thay vì phải tốn thời gian đi làm quen với môi trường công sở.

Ngoài ra, kỹ năng về đời sống, học tập và nghề nghiệp sau này của bạn được trau dồi qua du học cũng vô cùng quan trọng. Thực hành luôn luôn phải đi kèm với kiến thức đã dung nạp để cho ra một kết quả hoàn thiện nhất.

Cho dù không ở lại làm việc ở nước ngoài, việc tốt nghiệp và cầm trên tay một tấm bằng danh giá từ nước ngoài sẽ mở ra cơ hội toàn cầu, giúp bạn dễ dàng thăng tiến trong sự nghiệp. Bạn sẽ sáng giá hơn trong mắt các nhà tuyển dụng và có thể làm việc ở bất kỳ quốc gia nào mà bạn mong muốn.

Theo khảo sát của studentuniverse về ý kiến của du học sinh về lợi ích của du học mang lại cho công việc hiện tại, kết quả cho thấy:

Nếu bạn quan tâm đến du học và cần thêm thông tin về chọn trường, tìm chỗ ở, học bổng… Liên hệ ngay với Việt Global để được tư vấn chi tiết:

– Hotline/Zalo: 0908 558 959 (Zalo)

Chào các bạn, mình là một newbie vừa tới Viblo sau một thời gian dài theo dõi, đọc các bài viết của các bạn Dev, BA, QA, Comtor ở đây. Mình xuất thân non-tech và giờ đang làm comtor. Mình cảm thấy rất may mắn khi vô tình lạc vào ngành IT - ngành nghề còn hot mãi trong tương lai, được tiếp xúc với xung quanh rất nhiều người có logic tốt - thông minh và nhất là, sau 1 thời gian làm các cv khác nhau rồi mới vào IT thì mình thấy đây là ngành mà chúng ta luôn được học hỏi, phát triển bản thân rất nhiều và là ngành mà chúng ta hầu hết được ghi nhận, công nhận bằng thực lực, sự nỗ lực.

Bản thân mình cũng thích viết lách nên quyết định vào Viblo để chia sẻ một số quan điểm về nghề nghiệp, kiến thức - kỹ năng học được trong ngành IT này.

Tuy nhiên, bài đầu tiên mình xin bắt đầu một bài viết để tìm hiểu mục đích thực sự, điều gì tạo động lực để chúng ta đi làm mỗi ngày. Mời các bạn cùng đón đọc và chia sẻ quan điểm.

Một lần, vô tình trong một cuộc họp mình dịch cho sếp với 1 nhân viên rất sợ sếp, mình có hỏi anh ấy: "Anh còn sợ sếp nữa không?", thì anh bảo không, làm nhiều việc hơn khiến anh thấy mình có giá trị hơn, mình được cống hiến. Một câu chuyện đơn giản cũng làm mình thấy có động lực và đồng cảm.

Trước đây mình chẳng biết và cũng chưa bao giờ tự hỏi. Cứ đi làm thôi, vì mọi người cũng thế. Mỗi người có một mục đích khác nhau khi đi làm nhưng nhiều người khi được hỏi thì đa số trả lời là để kiếm tiền.

Ok, vậy kiếm bao nhiêu tiền? 50 triệu, 100 triệu hay bao nhiêu?

Kiếm được mức đó rồi thì bạn lại đi làm làm gì nữa?

Đi làm để kiếm tiền mua nhà, mua ô tô, nâng cao đời sống sinh hoạt...

Ok, vậy kiếm được hết rồi thì bạn lại đi làm làm gì nữa?

Vì nhu cầu con người luôn tăng lên nên vẫn phải kiếm nữa, kiếm kiếm kiếm mãi... Lúc có tiền sẽ muốn có nhiều tiền hơn...

Mình là người thích tiền như nhiều người nhưng bây giờ mình hiểu mục tiêu đi làm của mình không phải vì tiền nữa. Không phải vì lương đã cao rồi cũng không phải vì nhà có điều kiện rồi.

Ở công ty cũ, mình được làm những việc mình thích như tổ chức các phong trào văn nghệ cho công ty, các hoạt động gắn kết phòng ban...nên lúc nào cũng vui vẻ nhưng mình vẫn không thích đi làm lắm. Và có một điều giờ nghĩ lại mình mới nhận ra là các sếp cũ chưa bao giờ hỏi mình:

Chính vì thế mà mình chẳng đặt ra mục tiêu gì ở công ty cũ. Mình cứ tự phát triển như cỏ dại, không được training trong dự án, không có mentor nên mình cũng chẳng biết phải tự học như thế nào. Lúc rảnh, mình cày phim để luyện tiếng Nhật, học thêm tiếng Anh hoặc có khi dịch thêm tài liệu, sách truyện, lúc thì đi dịch đổi gió lúc thì tham dự hội thảo hội nghị của các anh chị phiên dịch chuyên nghiệp...để nâng cao khả năng ngoại ngữ. Cũng có ước mơ, hoài bão là trở thành phiên dịch thật giỏi trong ngành, thế thôi chứ chẳng nghĩ gì hơn.

Cuối cùng sau một thời gian mình cũng nhận ra là mình đang dậm chân tại chỗ và mạnh dạn quyết định thoát khỏi vùng an toàn.

Đến bây giờ, ở công ty mới, làm việc với một ông sếp khó tính, khác biệt nhưng lại logic, thuyết phục. Chính vì thế mình nhận ra được nhiều điều khiến mình thấy hơn 1 năm nay mình học được nhiều hơn 4-5 năm đã đi làm trước đó. Vì lần đầu tiên mình được hỏi về career path (định hướng nghề nghiệp), hỏi về mục tiêu cuộc đời, hỏi về kế hoạch cho mục tiêu đó.

Chính ông sếp này cho mình biết mình đi làm để làm gì. Lương không phải là mục tiêu của việc đi làm bởi vì đi làm thì có nghĩa là được trả lương rồi. Lương được tăng hay thưởng được nhiều hơn chỉ khiến bạn vui vài ngày, nó chỉ là động lực cho bạn một thời gian ngắn. Còn cái tạo động lực lớn nhất đó chính là sự phát triển bản thân, mình đã học hỏi được gì, đã phát triển như thế nào so với trước. Mỗi ngày khi làm việc, mình thử sức với những cách làm mới, tiếp xúc với những đồng nghiệp khác nhau, tranh luận, phản biện hay tự tìm tòi, phân tích, mình học hỏi thêm được gì đó, nâng cao được kỹ năng nào đó sẽ khiến mình có động lực nhiều hơn, muốn cống hiến hơn và chính ở đó, đam mê sẽ được sinh ra. Vậy nên không làm việc, không học hỏi thì không biết mình đam mê gì là vì vậy.

Có nghĩa là, đi làm là để phát triển bản thân.

Mình may mắn chọn được một công ty lớn và tốt, có môi trường học hỏi, phát triển và đặc biệt là công ty chỉ tuyển những bạn xuất sắc, ưu tú khiến mình có cơ hội được làm việc với những người giỏi, tích cực. Mà một khi mình như vậy, mình tích cực thì lại hút những người tích cực, ham học hỏi và cứ thế động lực phát triển bản thân lại tăng lên.

Một điểm chung mình thấy ở những người này khi các bạn đến phỏng vấn ở công ty mình, điều mà các bạn quan tâm nhất không phải là lương hay chế độ, mà là môi trường phát triển bản thân, cơ hội cống hiến. Cũng nhờ vậy mà giờ khi làm tuyển dụng, mình dễ lọc được đâu là talent, bởi các bạn này sẽ không bao giờ hỏi mức lương công ty trả cho vị trí này là bao nhiêu hoặc rất hiếm khi, các bạn sẽ hỏi câu này sau cùng.

Bởi nếu mục tiêu khi đi làm là để tăng lương thì bạn sẽ rất mệt mỏi và nó mãi không kết thúc.

Còn khi mục tiêu là phát triển bản thân, mỗi ngày mình rèn luyện thêm một chút, học hỏi thêm một chút rồi thì từ đó, kết quả nó tự đến. Đó là được ghi nhận, được tăng lương, được thêm thưởng. Có nghĩa là lương sẽ là kết quả chứ không nên đặt nó là mục tiêu. Khi mình đã giỏi các kỹ năng và chuyên môn rồi mà công ty không tăng lương cho mình thì cũng không cần phải bất mãn, than phiền về công ty bởi vì mình đã nhận được học được rất nhiều rồi. Còn nếu công ty không tăng lương cũng như không có, không còn cái gì để học nữa thì lúc này nên dứt khoát ra đi, vì ngoài thị trường đang có rất nhiều công ty khác để mình có thể học hỏi được hoặc cần những kỹ năng của mình hoặc đánh giá đúng giá trị của bạn.

Do đó, mình cũng đang thay đổi thói quen sinh hoạt để phát triển hơn bằng cách:

Và đã có kế hoạch cụ thể cho mục tiêu nghề nghiệp, mục tiêu cuộc đời. Nhờ vậy mà mỗi ngày đi làm mình cảm thấy có động lực hơn.

Báo Thanh Niên bắt đầu loạt trao đổi "Học đại học để làm gì?" nhằm giải đáp cho những câu hỏi mang tính gốc rễ: có phải học đại học chỉ có ý nghĩa đơn giản là để học một ngành, ra trường tìm một nghề nghiệp phù hợp để sinh sống và làm việc?

Khách mời chia sẻ đầu tiên là GS Trương Nguyện Thành, người lâu nay nổi tiếng với biệt danh "giáo sư quần đùi".

Thưa ông, mỗi lần nhìn thấy ông, như giây phút này đây, chúng tôi lại nhớ tới chiếc quần đùi hoa của ông cách đây vài năm. Không biết là cuộc sống cũng như công việc của "giáo sư quần đùi" Trương Nguyện Thành hiện nay như thế nào ạ?

Tôi quyết định sẽ về Việt Nam dài hạn hơn để làm những gì mình ấp ủ trong một thời gian dài. Tôi cũng đã dạy ở ĐH Utah đúng 30 năm và tôi nghĩ là như thế là cũng đủ rồi.

Hôm nay chúng ta sẽ nói về chủ đề khá rộng lớn là "Học đại học để làm gì?". Là một người Việt Nam, sang Mỹ học tập, nghiên cứu giảng dạy đại học rồi sau đó quay về quản lý một số trường đại học ở Việt Nam. Vậy theo ông học đại học để làm gì?

11 tuổi tôi bán thuốc lá dạo ở bến xe lam Sài Gòn, 19 tuổi cùng em trai sang Mỹ… Dù cuộc sống khổ cực nhưng tôi vẫn không gác lại chuyện học hành để lao vào con đường mưu sinh. Vì sao như thế?

Điều đầu tiên tôi nhận thức cho câu hỏi "Học đại học để làm gì?" là học để thoát nghèo vì mình nghèo! Vào đại học, tôi có môi trường nói chuyện với thầy cô, làm việc trong phòng thí nghiệm, được hiểu biết thêm, có thêm kiến thức. Lúc đó ngoài việc học đại học, ngoài việc học để thoát nghèo tôi còn thấy "A! học để khám phá bản thân mình", khám phá cái gì mình giỏi, mình thích, học để phát triển con người cá nhân của mình.

Lúc bắt đầu học tôi không biết gì về nghiên cứu, không biết gì về tiến sĩ, cao học. Khi vào phòng thí nghiệm năm thứ 2, năm thứ 3 tôi lại muốn đi học cao học, muốn nghiên cứu mà 2 năm trước đó tôi chẳng biết gì cả. Tôi bắt đầu nghiên cứu nhiều hơn, nói chuyện với thầy cô, các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới khi dự hội nghị, mở mang tầm nhìn. Lúc đó tôi mới nhận ra "A, học để có một ước mơ!". Tôi mơ trở thành nhà khoa học. Tôi cố gắng làm tiến sĩ để trở thành nhà khoa học. Mà để làm nhà khoa học có cơ hội nghiên cứu những công trình này, công trình kia thì tôi đi làm giáo sư.

Nhưng làm giáo sư đâu có dễ. Khó lắm! Chỉ 1 - 4% tiến sĩ giỏi nhất của nước Mỹ mới làm giáo sư. Mà giáo sư của trường đại học nghiên cứu còn khó nữa.Tôi cố phát triển để đạt được ước mơ của mình.

Vậy cụ thể ông muốn truyền tải điều gì về mục đích học đại học, thưa ông?

Bạn nghĩ "học đại học để thoát nghèo" cũng được, cũng đúng. Nhưng bạn càng lên cao thì ước mơ càng lớn, tầm nhìn càng xa. Bạn học không chỉ cho bản thân bạn. Tôi học không chỉ cho tôi mà còn ảnh hưởng tích cực tới xã hội nữa. Và trước đó là ảnh hưởng đến gia đình của mình.

Như lời cha tôi đã dặn dò trước khi tôi lên đường sang Mỹ là "bay càng cao thì con sẽ thấy được càng xa", ý niệm về việc học của tôi từ "học để thoát nghèo", sau đó đã được nâng lên thành "học để khám phá bản thân và học để có một ước mơ", rồi cuối cùng là học để "thắp lửa", để truyền cảm hứng và dẫn đường cho người khác.

Từ "giáo sư quần đùi" đến ngày nghỉ việc tại Trường ĐH Hoa Sen

Đại học là nơi cung cấp nguồn tài nguyên tri thức rộng mở. Ở đó, người học có nhiều cơ hội để mở rộng vốn hiểu biết, qua bài giảng, và trong quá trình tương tác, trao đổi với người dạy hay thực hành, nghiên cứu. Đó là cơ sở xác định thế mạnh và sở thích cá nhân. Khi biết được bản thân mong muốn trở thành ai trong tương lai thì chúng ta sẽ có động lực để thực hiện ước mơ và nỗ lực nhằm khai phóng tiềm năng của chính mình.

Có phải là cuộc sống, hoặc là tâm thế học đại học của sinh viên học đại học ở Mỹ khác với Việt Nam không thưa ông? Và có phải đó cũng là một trong những điều quyết định cho sự thành công khi học đại học không?

À! Đúng. Có khác. Văn hóa của người Mỹ, trong văn hóa dạy con và xã hội, họ khuyến khích con cái độc lập càng sớm càng tốt. Thứ nhất là sau khi tốt nghiệp trung học thì người Mỹ thường thể hiện tính độc lập của mình, đó là lên học đại học thì ở riêng, sống riêng và tự lập. Chính vì tính tự lập đó nên sinh viên đại học của Mỹ già dặn hơn, chín chắn hơn và họ đắn đo với những quyết định trong cuộc sống. Tại vì họ phải đi làm, rồi đi học, rồi trả tiền phòng, cha mẹ có thể hỗ trợ thêm tiền học phí một ít thôi. Nhờ vậy, vốn sống của các bạn khi tốt nghiệp đại học so với vốn sống của sinh viên Việt Nam cao hơn nhiều.

Cha mẹ Việt Nam bao bọc con khá là kỹ, kể cả khi con học đại học. Tôi nhớ có lần tôi phỏng vấn một em sinh viên. Tôi hỏi một câu hỏi rất là thường tình mà hầu như tất cả các phòng nhân sự ở doanh nghiệp ở Mỹ cũng thường hay hỏi: "Bạn chia sẻ cho tôi một thử thách lớn nhất mà bạn đã trải qua trong cuộc đời và bạn vượt qua nó như thế nào?".

Bạn sinh viên sắp ra trường đã trả lời rằng: "Dạ thưa thầy, em thấy cuộc sống của em thoải mái không có gì hết, chưa hề gặp phải thử thách gì hết". Tôi hỏi "Thế sao?". Bạn sinh viên trả lời: "Tại vì cha mẹ em lo hết, em chỉ việc học thôi. Tới bây giờ em chưa phải gặp phải một thử thách gì cả. Cho nên thầy hỏi em cũng không biết trả lời ra sao!".

Tự lập là một quá trình dạy con từ khi còn nhỏ. Tôi có viết cuốn sách Cha voi chia sẻ quá trình dạy con của mình. Tôi cho là trách nhiệm của cha mẹ cần chuẩn bị cho con ngày không có mình ở đó, cái ngày đó có thể tới bất kỳ lúc nào. Tôi từng là đứa trẻ được ông nội nuôi dạy, 11 tuổi phải bán thuốc lá mưu sinh. Vì sao cuộc sống đảo ngược như vậy? Vì ba tôi bệnh, liệt nửa người, không còn là trụ cột gia đình. Kinh tế gia đình sụp đổ nên tôi phải đi bán thuốc lá thôi. Tôi cứ nghĩ chuyện của ba tôi bị đột quỵ liệt nửa người mà nghĩ mình phải chuẩn bị cho con mình thời điểm không có mình, có khả năng ngày mai không có mình.

Cho nên, tôi cho là vốn sống, kinh nghiệm tích lũy được ở đại học phần lớn quyết định sự thành công khi tốt nghiệp. Doanh nghiệp Mỹ hay doanh nghiệp Việt Nam thường cho rằng kiến thức chỉ là một phần nhỏ vì khi đi làm thì hầu như phải học lại hết để cập nhập kiến thức mới. Doanh nghiệp Việt Nam hay phàn nàn là kỹ năng sống, vốn sống của sinh viên Việt Nam yếu. Tôi thấy rằng sinh viên Việt Nam không có nhiều cơ hội để phát triển vốn sống khi học đại học. Nó có 2 lý do: Một là các chương trình đào tạo quá nặng về kiến thức; thứ hai môi trường đào tạo chỉ coi tới lớp là học, rất ít có cơ hội có một môi trường sinh hoạt ở trong trường đại học.

Ngày trở lại Việt Nam với chuyến đạp xe xuyên Việt

Vậy làm sao để học đại học thành công, thưa ông?

Ngoài mục tiêu học tập, một điều không thể thiếu trong hành trang của mỗi sinh viên trước khi bước vào ngưỡng cửa ĐH là "tâm thế chủ động". Đại học là cánh cửa bước vào đời với rất nhiều thứ thú vị để học hỏi, khám phá. Hãy để cho mình một tâm thế. Tâm thế khám phá thế giới bên ngoài lẫn bên trong. Mình là ai? Mình muốn gì?

Thế giới vốn "phẳng" và không có một giới hạn nào cho việc tiếp cận tri thức. Những kiến thức có được ở giảng đường ĐH phần lớn sẽ trở nên cũ kỹ khi sinh viên bước vào môi trường làm việc. Ở ĐH, bạn không chỉ tới lớp để ngồi nghe thầy giảng rồi học thi. Điều đó chỉ mang lại cho bạn kiến thức thay vì sự khám phá. Trong khi, những kỹ năng mềm và vốn sống được tích lũy qua quá trình tự tìm tòi và học hỏi mới là điều mà các doanh nghiệp tìm kiếm ở người lao động.

Hãy vượt ra khỏi vùng an toàn. Con đường chinh phục hoài bão luôn chông gai nhưng điều đó không phải là lý do để chùn bước. Chúng ta phải chấp nhận làm những gì mình chưa làm, làm điều mà bản thân cảm thấy sợ. Phải chấp nhận thử thách, chấp nhận những cái mới, chấp nhận cái gọi là "thử lửa". Những điều đó có thể đem lại cho mình sự run rẩy và sợ hãi. Thế nhưng, khi vượt qua bạn sẽ phát triển được bản thân mình.

Không có gì là thất bại, cũng chẳng có gì là thành công. Tất cả đều là khám phá mới và tất thảy đều là kết quả của quá trình khám phá đó mà thôi.