Ngày đăng : 26-11-2024 6270

Có được ký hợp đồng thời vụ không? Được ký hợp đồng lao động thời vụ mấy lần?

Có được ký hợp đồng thời vụ không? Được ký hợp đồng lao động thời vụ mấy lần?

Hiện nay, đối với các công việc thời vụ nhằm đáp ứng khối lượng công việc, đơn hàng theo mùa, theo đợt của doanh nghiệp, thời hạn hợp đồng lao động ngắn hạn dưới 12 tháng thì nhiều doanh nghiệp sản xuất và người lao động thường sử dụng cách gọi “hợp đồng thời vụ”. Tuy nhiên, đối chiếu với quy định tại Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 (Có hiệu lực từ 1/1/2021), thì còn loại “hợp đồng thời vụ” mà chỉ có 02 loại hợp đồng lao động là:

- Hợp đồng lao động xác định thời hạn: Hợp đồng lao động có thời hạn không quá 36 tháng.

- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Hợp đồng lao động không xác định thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

Như vậy, tại thời điểm hiện nay không còn hợp đồng thời vụ. Vì vậy, người sử dụng lao động và người lao động sẽ không được ký hợp đồng thời vụ, nếu người sử dụng cố ý ký hợp đồng thời vụ với người sử dụng thì sẽ vi phạm pháp luật và chịu chế tài xử lý.

Về nghĩa vụ thuế tham khảo tại newsletter dưới đây

Hồ sơ hợp đồng dịch vụ ký với cá nhân người Việt Nam

Tuy nhiên, do vấn đề này không rõ ràng nên công ty có thể tham khảo tới cơ quan quản lý tại địa phương.

Biên soạn: Đỗ Thị Thúy Hường – Tư vấn viên

Công việc thời vụ dù ngắn hạn nhưng lại thu hút rất nhiều lao động do công việc này không đòi hỏi trình độ cao mà lại linh hoạt về thời gian. Đối với công việc này, người lao động và người sử dụng sẽ ký kết hợp đồng thời vụ. Tuy nhiên, khi Luật lao động 2019 có hiệu lực, quy định về hợp đồng có nhiều thay đổi. Theo đó không còn quy định về hợp đồng thời vụ. Vậy không còn hợp đồng mùa vụ thì ký loại hợp đồng lao động nào? Dưới đây là quy định chi tiết về hợp đồng thời vụ.

Đối với công việc thời vụ, nếu không còn hợp đồng mùa vụ thì ký loại hợp đồng nào?

Không còn hợp đồng mùa vụ thì ký loại hợp đồng nào?

Căn cứ Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các loại hợp đồng lao động bao gồm hợp đồng lao động xác định thời hạn (HĐLĐ có thời hạn không quá 36 tháng) và hợp đồng không xác định thời hạn (HĐLĐ không xác định thời điểm chấm dứt hợp đồng). Đối với hợp đồng thời vụ đã không còn được quy định.

Do đó, căn cứ vào tính chất ngắn hạn của công việc thời vụ, người sử dụng lao động và NLĐ có thể ký kết hợp đồng lao động xác định thời hạn.

Khi HĐLĐ xác định thời hạn kết thúc, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày HĐLĐ hết hạn, 2 bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết HĐLĐ mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của 2 bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết. Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà 2 bên không ký kết HĐLĐ mới thì hợp đồng này trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn;

Trường hợp 2 bên ký kết HĐLĐ mới là HĐLĐ xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn (trừ HĐLĐ đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật lao động 2019).

Đối với công việc thời vụ, hợp đồng lao động có phải buộc lập thành văn bản?

Căn cứ nội dung quy định tại Điều 14 Bộ luật Lao động năm 2019, hợp đồng lao động có thể được giao kết bằng một trong các hình thức:

- Bằng văn bản (áp dụng cho tất cả các loại hợp đồng).

- Bằng thông điệp dữ liệu (Hợp đồng lao động điện tử - áp dụng cho tất cả các loại hợp đồng).

- Bằng lời nói (chỉ sử dụng cho hợp đồng dưới 01 tháng, trừ trường hợp giao kết hợp đồng với người giúp việc, người dưới 15 tuổi, nhóm người lao động thông qua người được ủy quyền để làm công việc dưới 12 tháng).

Do đó, đối với các công việc thời vụ, khi ký hợp đồng lao động các bên phải ký hợp đồng lao động bằng văn bản trong các trường hợp:

- Thuê người lao động làm việc từ đủ 1 tháng trở lên.

- Thuê người lao động dưới 15 tuổi (điểm a khoản 1 Điều 145 Bộ luật Lao động năm 2019).

- Ký hợp đồng với người lao động làm giúp việc gia đình (khoản 1 Điều 162 Bộ luật Lao động năm 2019).

- Ký hợp đồng với nhóm NLĐ thông qua một người được ủy quyền (khoản 2 Điều 18 Bộ luật Lao động năm 2019).

Cá nhân có được ký hợp đồng dịch vụ không?

“Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại… bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác…”

Xử lý chi phí không có hóa đơn như thế nào?

Một số sự khác biệt giữa 02 loại hợp đồng

(Ví dụ: Dịch vụ kế toán liên quan đến Pháp luật kế toán)

Bắt buộc thực hiện nghĩa vụ liên quan về bảo hiểm (BHXH, BHYT, BHTN,…)

Hợp đồng lao động công việc thời vụ có tham gia BHXH hay không?

Hợp đồng lao động công việc thời vụ có tham gia BHXH hay không?

Theo pháp luật quy định hiện hành, tùy vào từng loại hợp đồng cả 2 bên ký kết mà có quyết định NLĐ có thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT hay bảo hiểm thất nghiệp hay không. Cụ thể:

- Tham gia BHXH bắt buộc: NLĐ ký kết hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên

- Tham gia BHYT bắt buộc: NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở

- Tham gia bảo hiểm thất nghiệp: NLĐ ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên

Như vậy, nếu NLĐ làm công việc thời vụ mà ký hợp đồng xác định thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên sẽ được tham gia đủ các loại bảo hiểm nêu trên (BHXH, BHYT, BHTN). Còn nếu NLĐ làm công việc thời vụ chỉ ký hợp đồng xác định thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng thì NLĐ chỉ được tham gia BHXH bắt buộc.

Trên đây là chi tiết giải đáp về vấn đề không còn hợp đồng lao động mùa vụ thì người lao động ký loại hợp đồng lao động nào khi làm công việc thời vụ. Hy vọng bài viết sẽ giải đáp những vướng mắc mà bạn đang gặp phải.

Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.

✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp

KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893

KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900

Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số

Một số lưu ý khi ký hợp đồng lao động

Khi tham gia vào quan hệ lao động, người lao động sẽ gặp nhiều vấn đề liên quan trong quá trình ký hợp đồng lao động, quá trình làm việc và nghỉ việc,… Vậy nên chúng tôi xin đưa ra một số lưu ý khi ký hợp đồng lao động.

1. Lưu ý về hình thức của hợp đồng lao động

Theo quy định tại Điều 16 Bộ luật lao động 2012, hợp đồng lao động có thể được giao kết bằng văn bản hoặc bằng lời nói. Cụ thể:

Theo đó, hình thức giao kết bằng miệng được thực hiện trong trường hợp thuê lao động đối với công việc có tính chất tạm thời với thời hạn dưới 3 tháng hoặc đối với lao động giúp việc gia đình.

Mặc dù giao kết hợp đồng bằng miệng nhưng hai bên vẫn phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về lao động.

2. Lưu ý khi ký hợp đồng lao động về thời gian thử việc.

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

Lưu ý về tiền lương trong thời gian thử việc

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương cơ bản của công việc đó

Chỉ được thử việc 1 lần cho 1 công việc.

Lưu ý về thời hạn trước khi kết thúc thử việc

Thời hạn 3 ngày trước khi kết thúc thử việc phải báo cho người lao động về kết quả thử việc.

Nếu vi phạm quy định về thử việc doanh nghiệp sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo nghị định 95/2013:

Điều 6. Vi phạm quy định về thử việc

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ.

Vậy doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 2 – 5 triệu đồng, đồng thời buộc trả 100% tiền lương cho người lao động nếu vi phạm quy định về thử việc.

3. Lưu ý khi ký hợp đồng lao động về tiền lương.

https://fblaw.vn/wp-admin/post.php?post=567&action=edit

4. Lưu ý khi ký hợp đồng lao động về giấy tờ, bằng cấp của người lao động.

Căn cứ theo điều 20 và điều 183 Bộ luật lao động 2012 quy định:

Điều 20. Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động

Điều 183. Những hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động

Vậy người sử dụng lao động không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động

Nếu vi phạm bị phạt từ 20 – 25 triệu đồng, đồng thời phải trả lại bản chính các giấy tờ này cho người lao động ( căn cứ theo điều 5 nghị định 59/2013/NĐ-CP)

5. Lưu ý khi ký hợp đồng lao động về nộp tiền để được ký kết hợp đồng.

Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm hành chính trong vấn đề người sử dụng lao động bắt người lao động đặt cọc tiền:

“2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

Vậy người sử dụng lao động vi phạm bị phạt từ 20 – 25 triệu đồng, đồng thời phải trả lại tiền cho người lao động.

6. Lưu ý khi ký hợp đồng lao động về tiền lương làm thêm giờ

Căn cứ theo điều 97 Bộ luật lao động 2012 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm quy định:

Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

“1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

Vậy người lao động cần lưu ý khi ký hợp đồng lao động về vấn đề tiền làm thêm giờ.

Với tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm

Nếu người sử dụng lao động không trả lương không đúng mức này bị phạt tiền từ 5 – 50 triệu đồng.

7. Lưu ý khi ký hợp đồng lao động về ngày nghỉ phép, nghỉ lễ.

Căn cứ theo Bộ luật lao động quy định về ngày nghỉ lễ, nghỉ phép thì 1 năm người lao động có 10 ngày nghỉ lễ, Tết và 12 ngày phép

Những ngày này mặc dù không đi làm, người lao động vẫn được hưởng nguyên lương

8. Lưu ý khi ký hợp đồng lao động về xử lý kỷ luật lao động

Theo quy định pháp luật, hay cụ thể theo Bộ luật lao động 2012 quy định: “Cấm người sử dụng lao động phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động”

Nếu vi phạm bị phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng, đồng thời buộc trả lại tiền hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động( Căn cứ theo khoản 3. khoản 4 điều 15 Nghị định 95/2013/NĐ-CP)

Cảm ơn Quý khách đã truy cập vào FBLAW để tìm hiểu các thông tin nêu trên. Trong trường hợp cần trao đổi chi tiết về bài viết nêu trên hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của FBLAW, Quý khách vui lòng liên hệ qua hộp thư điện tử [email protected]ặc Hotline 0385953737và/ hoặc 0973.098.987.