Theo Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng (Council of Supply Chain Management Professionals – CSCMP), Logistics là “một phần của việc quản trị chuỗi cung ứng, bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.” Hiểu một cách đơn giản, Logistics là khâu trung gian để đưa hàng hóa từ cơ sở sản xuất đến tay người tiêu dùng. Hoạt động của Logistics bao gồm vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, quản trị tồn kho, hoạch định cung/cầu. Ở một số mức độ khác nhau, các chức năng của logistics cũng bao gồm việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói sản phẩm, dịch vụ khách hàng.

Tiềm năng lớn của Logistics tại Hà Lan

Ngành Logistics ở Hà Lan thực sự rất phát triển, khi sở hữu hai trung tâm vận chuyển quy mô nhất nhì Châu Âu là cảng biển Rotterdam và sân bay Schiphol, nơi đây trở thành nơi trung chuyển hàng hóa mấu chốt của lục địa Âu, mang về cho Hà Lan 55 tỉ Euro/năm, tạo ra hơn 813.000 việc làm, trở thành một trong những lĩnh vực nền tảng cho kinh tế của đất nước này.

Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới thực hiện năm 2012 cho thấy, trong số 155 quốc gia được nghiên cứu, Hà Lan xếp thứ 5 về năng lực và chất lượng kho vận, cơ sở hạ tầng và môi trường hải quan (chỉ số LPI – Logistics Performance Index). Điều đó được chứng minh qua năng lực tải 34,000 lượt tàu biển và 133,000 lượt xe lửa đường bộ ra vào vận chuyển hàng ở cảng biển Rotterdam mỗi năm

Cơ hội ngành nghề sau khi tốt nghiệp

Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Logistic có thể làm việc tại nhiều tổ chức và doanh nghiệp với các vị trí như:

Thu nhập của ngành Logistics tại Hà Lan

Với tấm bằng Logistic tại Hà Lan, sinh viên có nhiều cơ hội nghề nghiệp cùng mức lương trung bình theo thống kê của Payscale như sau: