Hiện nay, người Hàn Quốc nhập cảnh vào Việt Nam rất nhiều và bởi vô vàn các mục đích khác nhau. Vậy để nhập cảnh vào Việt Nam, người Hàn Quốc cần đáp ứng các yêu cầu như thế nào? Người Hàn Quốc có cần xin cấp visa Việt Nam không? Các loại visa Việt Nam cho người Hàn Quốc bao gồm những loại nào? Cùng G.I.A CORP tìm hiểu ngay tại bài viết này nhé!

Người Hàn Quốc đến Việt Nam cần giấy tờ gì?

Người Hàn Quốc được miễn thị thực khi nhập cảnh Việt Nam trong khoảng thời gian là 45 ngày. Hồ sơ cần thiết là hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế có giá trị tương đương.

Điều kiện người Hàn Quốc nhập cảnh Việt Nam theo luật xuất nhập cảnh mới nhất 2024

Người Hàn Quốc muốn nhập cảnh vào Việt Nam cần thỏa mãn các điều kiện sau:

Người Hàn Quốc được nhập cảnh vào Việt Nam bao lâu?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, người Hàn Quốc có thể nhập cảnh và lưu trú tại Việt Nam theo diện miễn thị thực trong 45 ngày. Nếu muốn lưu trú lâu hơn, người Hàn Quốc cần xin cấp các loại thị thực tùy theo nhu cầu cá nhân.

Người Hàn Quốc sang Việt Nam có cần visa không?

Căn cứ theo Điều 1 Nghị quyết 32/NQ-CP năm 2022, được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị quyết 128/NQ-CP năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 15/08/2023):

Miễn thị thực cho công dân các nước: Cộng hoà Liên bang Đức, Cộng hoà Pháp, Cộng hoà I-ta-li-a, Vương quốc Tây Ban Nha, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len, Liên bang Nga, Nhật Bản, Đại Hàn Dân Quốc, Vương quốc Đan Mạch, Vương quốc Thuỵ Điển, Vương quốc Na-uy, Cộng hoà Phần Lan và Cộng hoà Bê-la-rút với thời hạn tạm trú 45 ngày kể từ ngày nhập cảnh, không phân biệt loại hộ chiếu, mục đích nhập cảnh, trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện nhập cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Như vậy, người Hàn Quốc nhập cảnh Việt Nam được miễn thị thực trong khoảng thời gian là 45 ngày (kể từ ngày nhập cảnh), không phân biệt loại hộ chiếu cũng như mục đích nhập cảnh nếu đáp ứng đủ các điều kiện của pháp luật Việt Nam.

Trường hợp người Hàn Quốc có nhu cầu lưu trú tại Việt Nam lâu hơn 45 ngày thì bắt buộc xin cấp thị thực tương ứng với mục đích lưu trú.

Các loại Visa cho người Hàn Quốc đến Việt Nam

Người Hàn Quốc nhập cảnh vào Việt Nam có thể lựa chọn nhiều loại visa, tùy thuộc vào mục đích của chuyến đi. Từng loại visa cũng sẽ có những điều kiện và yêu cầu tương ứng.

Visa Đầu tư (ký hiệu: ĐT) dành cho các nhà đầu tư vào thị trường và doanh nghiệp tại Việt Nam. Visa Đầu tư bao gồm 4 loại với điều kiện và thời hạn khác nhau.

Căn cứ theo Điều 8 Luật số 47/2014/QH13 và Luật sửa đổi bổ sung số 51/2019/QH14, Visa Thăm thân (ký hiệu: TT) được cấp cho người nước ngoài có người thân là công dân Việt Nam hoặc người thân đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, cụ thể:

Visa Thăm thân được cấp cho người nước ngoài có thời hạn tối đa là 1 năm. Đây cũng là loại giấy tờ quan trọng để người nước ngoài xin cấp thẻ tạm trú vó thời hạn 3-5 năm nhằm lưu trú dài hạn tại Việt Nam.

Pháp luật Việt Nam đã quy định rõ ràng có 2 loại visa dành cho du khách nước ngoài có nhu cầu tới Việt Nam với mục đích du lịch, bao gồm:

Visa Thương mại/Doanh nghiệp (ký hiệu: DN) là visa cấp cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam với mục đích như hợp tác thương mại, mở rộng kinh doanh,… Visa Thương mại được chia làm 2 loại là DN1 và DN2. Người nước ngoài cần căn cứ vào mục đích của mình để lựa chọn đúng loại visa phù hợp.

Visa Thương mại có thời hạn tối đa là 90 ngày, người nước ngoài có thể lưu trú xuyên suốt quãng thời gian visa còn hiệu lực.

Điều 1 Nghị quyết 128/NQ-CP năm 2023 đã quy định rõ rằng người Hàn Quốc nhập cảnh vào Việt Nam được miễn thị thực trong khoảng thời gian là 45 ngày (kể từ ngày nhập cảnh), không phân biệt loại hộ chiếu cũng như mục đích nhập cảnh nếu đáp ứng đủ các điều kiện của pháp luật Việt Nam.

Nếu có nhu cầu lưu trú tại Việt Nam lâu hơn 45 ngày, người Hàn Quốc bắt buộc phải xin cấp thị thực tương ứng với mục đích lưu trú.

Dịch vụ xin visa cho người Hàn Quốc nhập cảnh vào Việt Nam tại G.I.A CORP

Hầu hết, người Hàn Quốc nhập cảnh vào Việt Nam cần xin visa với các mục đích như làm việc, đầu tư, thăm thân… Việc xin visa Việt Nam cho người Hàn không quá khó khăn nhưng vẫn có nhiều rất nhiều trường hợp bị trượt visa vì vô vàn các lý do khác nhau.

Nguyên nhân trượt visa có thể tới từ việc khách hàng nộp thiếu giấy tờ hoặc không chứng thực được các giấy tờ liên quan. Điều này sẽ khiến cho quá trình nhập cảnh vào Việt Nam bị trì hoãn, ảnh hưởng tới kế hoạch, dự định của khách hàng. Vì vậy, để đảm bảo tỷ lệ thành công, an toàn và nhanh chóng, G.I.A CORP chính là lựa chọn tuyệt vời.

G.I.A CORP đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ người Hàn Quốc nhập cảnh vào Việt Nam với tỉ lệ thành công lên tới 99,9%. Dịch vụ uy tín, được nhiều người an tâm sử dụng chắc chắn sẽ khiến cho mọi khách hàng hài lòng khi đến với G.I.A CORP.

Nếu cần hỗ trợ, tư vấn cho người Hàn Quốc nhập cảnh vào Việt Nam, quý khách có thể hiện hệ tới số hotline: 0966.078.777 để được chuyên viên của G.I.A CORP tư vấn nhanh chóng.

CÁC KÝ HIỆU CỦA VISA/ THỊ THỰC VIỆT NAM

1. ĐT1 - Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định.

- ĐT2 - Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định.

- ĐT3 - Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.

- ĐT4 - Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị dưới 03 tỷ đồng.

2. DN1 - Cấp cho người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- DN2 - Cấp cho người nước ngoài vào chào bán dịch vụ, thành lập hiện diện thương mại, thực hiện các hoạt động khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

3. NN1 - Cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

4. NN2 - Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.

5. NN3 - Cấp cho người vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.

6. DH - Cấp cho người vào thực tập, học tập.

7. LĐ1 - Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

- LĐ2 - Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động.

8. DL - Cấp cho người vào du lịch.

9. TT - Cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2 hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.

10. VR - Cấp cho người vào thăm người thân hoặc với mục đích khác.

Thị thực ký hiệu SQ có thời hạn không quá 30 ngày.

- Thị thực ký hiệu HN, DL, EV có thời hạn không quá 90 ngày.

- Thị thực ký hiệu VR có thời hạn không quá 180 ngày.

- Thị thực ký hiệu NG1, NG2, NG3, NG4, NG5, LV1, LV2, ĐT4, ND1, ND2, NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2 và TT có thời hạn không quá 01 năm.

- Thị thực ký hiệu LĐ1, LĐ2 có thời hạn không quá 02 năm.

- Thị thực ký hiệu ĐT3 có thời hạn không quá 03 năm.

- Thị thực ký hiệu LS, ĐT1, ĐT2 có thời hạn không quá 05 năm.

Cục Quản lý xuất nhập cảnh thông báo không tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh dịp nghỉ lễ giỗ tổ Hùng Vương và 30/4, 01/5, thời gian từ thứ Bảy ngày 29/4 đến hết thứ Tư ngày 03/5/2023.

CỤC QUẢN LÝ XUẤT NHẬP CẢNH

Trả lời câu hỏi của bạn đọc, Bộ phận tư vấn của Ban biên tập có ý kiến trao đổi như sau: - Căn cứ theo khoản 2 Điều 55 Luật Hải quan số 54/2014/QH13: “2. Người nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý vượt mức quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải khai hải quan tại cửa khẩu.” - Căn cứ theo Điều 2 Thông tư số 15/2011/TT-NHNN ngày 12/8/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:  “Điều 2. Mức ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt phải khai báo Hải quan cửa khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh 1. Cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trên mức quy định dưới đây phải khai báo Hải quan cửa khẩu: a) 5.000 USD (Năm nghìn Đôla Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương; b) 15.000.000 VNĐ (Mười lăm triệu đồng Việt Nam). 2. Trường hợp cá nhân nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt bằng hoặc thấp hơn mức 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương và có nhu cầu gửi số ngoại tệ tiền mặt này vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối (sau đây gọi chung là tổ chức tín dụng được phép), cũng phải khai báo Hải quan cửa khẩu. Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt mang vào là cơ sở để tổ chức tín dụng được phép cho gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán. 3. Mức ngoại tệ tiền mặt và đồng Việt Nam tiền mặt quy định phải khai báo Hải quan cửa khẩu quy định tại Khoản 1 Điều này không áp dụng đối với những cá nhân mang theo các loại phương tiện thanh toán, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam như séc du lịch, thẻ ngân hàng, sổ tiết kiệm, các loại chứng khoán và các loại giấy tờ có giá khác.”

Tại Điều 4 và Điều 8 Thông tư số 120/2015/TT-BTC ngày 14/08/2015 của Bộ Tài chính quy định về mẫu, chế độ in, phát hành, quản lý và sử dụng tờ khai hải quan dùng cho người xuất cảnh, nhập cảnh, quy định cụ thể như sau: “Điều 4. Quy định việc khai trên Tờ khai Hải quan 1. Người xuất cảnh, nhập cảnh phải khai Tờ khai Hải quan khi xuất cảnh, nhập cảnh nếu thuộc các đối tượng sau: a) Có hành lý ký gửi trước hoặc sau chuyến đi; b) Có hàng hóa tạm nhập - tái xuất hoặc tạm xuất - tái nhập; c) Có hàng hóa phải nộp thuế: rượu từ 22 độ trở lên vượt trên 1,5 lít hoặc rượu dưới 22 độ vượt trên 2 lít hoặc đồ uống có cồn, bia vượt trên 3 lít; thuốc lá vượt trên 200 điếu; xì gà vượt trên 100 điếu; thuốc lá sợi vượt trên 500 gram; các vật phẩm khác có tổng trị giá trên 10.000.000 đồng Việt Nam; d) Mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, kim loại quý, đá quý, công cụ chuyển nhượng, mang vàng xuất cảnh, mang vàng nhập cảnh phải khai báo hải quan theo quy định tại Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 và Thông tư số 11/2014/TT-NHNN ngày 28/3/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cụ thể: d.1. Mang theo ngoại tệ có trị giá trên 5.000 USD hoặc ngoại tệ khác tương đương hoặc mang trên 15.000.000 đồng Việt Nam; d.2. Mang theo hối phiếu, séc hoặc kim loại quý (bạc, bạch kim và các loại hợp kim có bạc, bạch kim), đá quý (kim cương, ruby, sapphire, e-mơ-rốt) có giá trị từ 300 triệu đồng Việt Nam trở lên; d.3. Mang theo vàng trang sức, mỹ nghệ có trọng lượng từ 300 gram trở lên; đ) Người nhập cảnh có nhu cầu xác nhận hải quan đối với ngoại tệ tiền mặt trị giá bằng hoặc thấp hơn 5.000 USD (hoặc ngoại tệ khác tương đương). 2. Người xuất cảnh, nhập cảnh thực hiện khai Tờ khai Hải quan theo trang 4 của mẫu Tờ khai Hải quan và Phụ lục số 04 ban hành kèm Thông tư này; khai đầy đủ thông tin vào các ô trên các trang 02, trang 03 của Tờ khai Hải quan trước khi làm thủ tục với các cơ quan Hải quan tại cửa khẩu theo từng lần xuất cảnh, nhập cảnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai của mình; ghi rõ ràng, không được tẩy xóa, sửa chữa; không sử dụng bút chì, bút mực đỏ để khai. Điều 8. Chế độ phát hành 1. Tờ khai Hải quan được phát miễn phí cho người nhập cảnh, xuất cảnh mang hộ chiếu, giấy tờ có giá trị tương đương hộ chiếu có hành lý, hàng hóa, ngoại tệ, hối phiếu, séc, kim loại quý, đá quý phải khai báo hải quan theo quy định của pháp luật Việt Nam. 2. Tổng cục Hải quan căn cứ đề xuất của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố có nhu cầu sử dụng, thực hiện in ấn, phát hành theo quy định.”. Đề nghị bạn đọc đối chiếu các quy định nêu trên để thực hiện khai báo hải quan khi nhập cảnh đối với tiền mặt ngoại tệ vượt mức quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trường hợp có vướng mắc thì liên hệ với cơ quan hải quan tại cửa khẩu để được hướng dẫn cụ thể. Bạn đọc có thể tham khảo văn bản nêu trên tại mục VĂN BẢN PHÁP LUẬT trên Cổng thông tin điện tử Hải quan theo địa chỉ http://tongcuc.customs.gov.vn. Bộ phận tư vấn của Ban biên tập thông báo để bạn đọc biết./. Trân trọng!

Về việc đề nghị xét duyệt cho người nước ngoài

nhập cảnh Việt Nam theo bảo lãnh của cơ quan, tổ chức

trong giai đoạn áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19

Hướng dẫn về trình tự, thủ tục đề nghị Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an xét duyệt cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam theo bảo lãnh của cơ quan, tổ chức tại Việt Nam (bao gồm cả trường hợp đã có hoặc chưa có thị thực, thẻ tạm trú) trong giai đoạn áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

1. Người nước ngoài là chuyên gia, nhà đầu tư, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động kỹ thuật cao (gọi tắt là chuyên gia); thân nhân là cha, mẹ, vợ, chồng, con của chuyên gia nước ngoài; học sinh, sinh viên nước ngoài đang học tập tại Việt Nam.

2. Các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam mời, đón, bảo lãnh cho người nước ngoài nhập cảnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

III. Trình tự, thủ tục thực hiện

a) Công văn đề nghị Cục Quản lý xuất nhập cảnh xét duyệt nhân sự cấp thị thực, cấp phép nhập cảnh cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam theo mẫu NA2 ban hành kèm Thông tư số 04/2015/TT-BCA ngày 05/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh có thể truy cập trang giao dịch điện tử: http://evisa.xuatnhapcanh.gov.vn/web/guest/huong-dan-dvbl-xdnc để thực hiện việc nhập thông tin đề nghị xét duyệt qua hệ thống giao dịch điện tử, sau đó in công văn đề nghị, ký và đóng dấu.

Trường hợp đã có thị thực hoặc thẻ tạm trú (còn thời hạn) do chính cơ quan, tổ chức đó mời, bảo lãnh thì ghi chú trong công văn đề nghị (mẫu NA2) là đã có thị thực hoặc thẻ tạm trú (số, ký hiệu, cơ quan cấp, ngày cấp, thời hạn) và nộp kèm bản chụp.

b) Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (UBND cấp tỉnh) về việc cho phép người nước ngoài (thuộc đối tượng nêu tại mục II.1 Hướng dẫn này) được nhập cảnh vào làm việc, thăm thân, học tập và phê duyệt phương án, phương tiện đưa đón, cách ly; trường hợp cách ly tại địa phương khác thì nộp kèm văn bản chấp thuận việc tổ chức cách ly của UBND cấp tỉnh nơi cách ly.

Trường hợp được Thủ tướng Chính phủ hoặc Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cho phép nhập cảnh Việt Nam thì nộp văn bản thông báo của Văn phòng Chính phủ hoặc của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và văn bản về việc tổ chức cách ly của UBND cấp tỉnh nơi cách ly.

(Các văn bản nêu trên là bản chính hoặc bản sao có chứng thực)

c) Trường hợp nhập cảnh qua cửa khẩu cảng hàng không quốc tế thì nộp kèm thông tin chuyến bay nhập cảnh (số hiệu, hành trình chuyến bay và cửa khẩu nhập cảnh); nếu chưa có thông tin chuyến bay tại thời điểm nộp hồ sơ thì phải trao đổi bằng văn bản ngay sau khi có thông tin để Cục Quản lý xuất nhập cảnh thực hiện thông báo việc giải quyết nhập cảnh.

d) Trường hợp lần đầu nộp hồ sơ mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, các tổ chức sau: tổ chức xã hội, doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, chuyên môn của nước ngoài tại Việt Nam phải gửi kèm theo:

- Bản sao có chứng thực giấy phép hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập tổ chức;

- Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức (mẫu NA16 ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BCA).

2. Nơi nộp hồ sơ và nhận kết quả

Cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh (địa chỉ: 44-46 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội hoặc 333-335-337 Nguyễn Trãi, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh).

Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết và trả lời cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4. Thông báo việc giải quyết nhập cảnh

a) Đối với trường hợp nhập cảnh qua cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Cục Quản lý xuất nhập cảnh thông báo đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu về việc giải quyết nhập cảnh cho người nước ngoài.

b) Đối với trường hợp nhập cảnh qua cửa khẩu đường bộ, đường thủy, đường sắt, Cục Quản lý xuất nhập cảnh thông báo việc nhập cảnh của người nước ngoài đến Cục Cửa khẩu - Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Quốc phòng./.