Xoài Việt Nam
Pakistan là một trong các "đế chế" xoài của thế giới, đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu xoài. Với nguồn nguyên liệu dồi dào, ngành công nghiệp chế biến xoài tại Pakistan đã phát triển từ lâu với sự tham gia đầu tư của các thương hiệu nước trái cây hàng đầu thế giới như Nestle. Với bốn vùng khí hậu trải dài từ Bắc xuống Nam, Pakistan không chỉ là đế chế xoài mà còn có nhiều loại trái cây phong phú có sản lượng thương mại cung cấp nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến như: táo, nho, đào, lựu, ổi .v.v. Vì vậy, Pakistan cũng là nước xuất khẩu trái cây lớn, đứng thứ 25 trên thế giới.
Phải ổn định về nguồn cung, giá bán
Cũng theo ông Tạ Đức Minh, sau nhiều năm xuất khẩu, đến nay nhiều người tiêu dùng Nhật Bản đã biết đến xoài Cát Chu của Việt Nam. Đây là loại xoài thơm, vỏ từ xanh sang vàng, hình dáng giống như giọt lệ và có độ đường cao, được người Nhật Bản thích ăn.
Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu xoài tươi sang Nhật Bản khi thị trường này chỉ chấp nhận nhập khẩu giống xoài Cát Chu và có thể mở rộng thị phần nếu tương lai Việt Nam có thể đàm phán để mở rộng xuất khẩu thêm các giống xoài khác.
Qua nghiên cứu thị trường và trực tiếp trao đổi với các đối tác nhập khẩu, người tiêu dùng Nhật Bản thích loại trái cây tươi không quá nặng mùi, mùi không quá thơm. Họ thích quả xoài mùi hương nhẹ, quả xoài một phần vỏ má hồng đỏ, phần còn lại là màu xanh. Ở Việt Nam đang có loại xoài E2R2 - xoài giống Úc rất phù hợp với thị hiếu và thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng Nhật Bản.
"Do thị trường Nhật Bản có yêu cầu tiêu chuẩn cao, sản phẩm khó vào thị trường ngay lập tức nhưng nếu vào được thì có chỗ đứng lâu dài. Người tiêu dùng Nhật Bản luôn có sự nhạy cảm cao nếu liên tục thay đổi mức giá bán của sản phẩm. Các nhà nhập khẩu Nhật Bản luôn mong muốn có sự ổn định về giá cả, nguồn cung từ các đối tác xuất khẩu Việt Nam", ông Minh nói.
Ông Tạ Đức Minh cũng cho rằng, quả xoài Việt Nam đã thâm nhập vào Nhật Bản, nhưng để giữ được thị trường lâu dài, bền vững là việc không đơn giản. Nhật Bản có tiêu chuẩn cao đối với chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì bất kỳ lý do gì, chỉ cần một lô hàng không tươi ngon, không đảm bảo quy định vệ sinh an toàn thực phẩm, tồn dư chất bảo vệ thực vật... thì phía Nhật Bản sẽ tiến hành siết chặt, kiểm tra gắt gao, dẫn đến phát sinh nhiều chi phí, thời gian không mong muốn, ảnh hưởng đến xuất khẩu chung của cả ngành.
"Các doanh nghiệp cần thực hiện liên kết đồng bộ từ khâu trồng trọt, xử lý, bảo quản, vận chuyển và xuất khẩu để kiểm soát chặt chẽ chất lượng và các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, đảm bảo trái cây phải tươi ngon, giữ được chất lượng, thương hiệu và giữ được thị trường", ông Minh khuyến cáo.