Tuyển Dụng Shopee
Ứng viên liên hệ qua Telegram 0796.16.12.09 (Không Bảy Chín Sáu, Một Sáu, Một Hai, Không Chín) hoặc qua trang T.me/shopeetuyendung hoặc Tìm kiếm trên Telegram: Shopeetuyendung hoặc là Shopee Tuyển dụng – Chỉ kênh duy nhất theo hướng dẫn trên.
Những bước đầu công cuộc lừa đảo duyệt đơn Shopee
Đầu tiên, hãy cùng StudentJob tìm hiểu những đối tượng tự nhận mình là nhân viên Shopee thực hiện những hành động đáng ngờ nào để tạo vỏ bọc nhằm đánh lừa những người chưa có kinh nghiệm như thế nào nhé.
Thận trọng với những mức lương phá giá thị trường
Đề cao cảnh giác với những công việc đơn giản, dễ làm với chỉ vài bước nhanh gọn. Nên đặt ra nghi ngờ về mức lương cao gấp hai, gấp ba lần một nhà tuyển dụng thường sẽ trả cho vị trí đó. Bạn cần chuẩn bị một cái đầu lạnh cho quyết định phán đoán, tìm hiểu kỹ trước khi nhận bất cứ công việc nào.
Quá trình tìm kiếm con mồi từ kẻ lừa đảo duyệt đơn Shopee
Tìm kiếm việc làm qua các trang mạng xã hội dần trở nên phổ biến, chúng ta không thể phủ nhận các lợi ích mà xu hướng này đem đến. Tuy nhiên, mặt trái của vấn đề lại bắt nguồn từ việc các đối tượng lừa đảo coi mạng xã hội là môi trường để tìm kiếm nạn nhân. Không ít các đối tượng lợi dụng thời đại tìm việc online để quảng bá rầm rộ, thậm chí sẵn sàng chạy quảng cáo để tiếp cận càng nhiều ứng viên càng tốt.
Chiêu trò lừa đảo được chuẩn bị kỹ lưỡng
Sự kỹ lưỡng thể hiện ở việc “nhà tuyển dụng” thao tác đầy chuyên nghiệp, bài bản, sử dụng mẫu câu sẵn có, thậm chí dấu chấm phẩy giống hệt nhau. Các bước hướng dẫn rõ ràng, trơn tru, ứng viên có thể dựa vào để thực hành luôn.
Nhiệm vụ duy nhất của ứng viên là chốt đơn “ảo”, với mục đích tăng độ tương tác từ đó nâng cao uy tín của gian hàng. Theo lời các “nhà tuyển dụng”, đây là giao dịch giả, số tiền sẽ được hoàn lại sau khi nhiệm vụ hoàn tất, cộng tác viên có thể thu được lợi nhuận cao ngất ngưởng từ 10 đến 30% giá trị đơn hàng.
Kẻ lừa đảo sẵn sàng kiên nhẫn diễn giải nhiệt tình từng bước nếu ứng viên chưa hiểu. Chúng cố gắng tạo độ thân thiện và lòng tin, từ đó kéo gần khoảng cách của hai người xa lạ.
Trong quá trình làm việc, “nhà tuyển dụng” không ngừng khích lệ tinh thần, tâm lý ứng viên đồng thời khơi gợi nghĩa vụ và trách nhiệm mà công ty đặt ra. Công ty yêu cầu thái độ chuyên nghiệp, cần phải nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ. Kẻ lừa đảo không ngừng hối thúc cộng tác viên phải phản ứng ngay, không có thời gian xem xét, suy nghĩ cân nhắc vấn đề tiền bạc.
Xác thực thông tin của người tuyển dụng
Đối với các công việc được lan tràn khắp trên mạng, bạn không nên dễ dàng tin tưởng bất cứ ai tự xưng là nhân viên. Đề cao cảnh giác, thận trọng, vì cách tiếp cận nạn nhân của kẻ lừa đảo ngày càng đa dạng, tinh vi.
Bạn có thể chủ động yêu cầu và tìm hiểu thêm về độ uy tín. Đừng ngại trong việc hỏi rõ về email nhận việc, trang web chính thức, môi trường làm việc, địa chỉ công ty. Các công ty thường cung cấp minh bạch, chi tiết yêu cầu ứng viên tuyển dụng. Đặc biệt, công ty lớn và uy tín thường phỏng vấn kỹ càng hoặc ứng viên phải trải qua nhiều vòng loại, cho dù đó là vị trí Cộng tác viên online, thực tập sinh.
Nếu thông tin không phù hợp hoặc câu trả lời có sự mập mờ, không rõ ràng, bạn cần ngừng lại, không nên đưa bất cứ thông tin cá nhân nào cho "nhà tuyển dụng".
Ứng dụng hoặc đường link đáng ngờ
Sau khi đã lấy được lòng tin, nhà tuyển dụng cung cấp link được mạo danh là của Shopee hay các sàn thương mại điện tử uy tín khác.
Ứng viên có thể phải tải app hoặc truy cập đường link để đăng ký tài khoản. Tại bước này, nạn nhân có thể phải điền các thông tin không cần thiết như số điện thoại người thân, số căn cước công dân, sổ hộ khẩu... Thông tin cá nhân được chuyển về tay kẻ xấu, có thể bị đánh cắp và gây rắc rối về sau này.
Như trong bức ảnh trên, đối tượng sử dụng đường link rút gọn của jii.li - một trang web cho phép rút ngắn links, có chứa tên miền Shopee để tạo độ uy tín https://jii.li/ShopeeAffiliate. Nếu tìm hiểu một chút, trang web chính thức của Shopee Affiliate là https://affiliate.shopee.vn/.
Đối với những trang web mà kẻ xấu đưa, bạn không nên truy cập ngay lập tức mà nên tìm hiểu lại website chính thức của công ty là gì. Kẻ xấu thường thêm các ký tự vào tên miền, không những vậy chúng còn sao chép logo, hình ảnh y hệt bản gốc nhằm đánh lừa những “con mồi” nhẹ dạ.
Thao túng tâm lý nhằm chiếm đoạt tài sản
Khi cộng tác viên thực hiện xong một đến hai nhiệm vụ đầu, số tiền sẵn có trong tài khoản hết. Trong khi nhiệm vụ vẫn còn dang dở, “nhà tuyển dụng” yêu cầu nạp thêm. Do đã có sự tin tưởng nhất định vào người hướng dẫn mình, nạn nhân mạnh dạn sử dụng tiền cá nhân để cố gắng thực hiện nốt các đơn hàng còn lại.
Nạn nhân nhận ra những đơn hàng sau có giá trị cao hơn nhiều so với các đơn đầu tiên như xe máy, tủ lạnh... một số tiền lớn cần phải bỏ ra. Nếu ứng viên có dấu hiệu nghi ngờ hoặc muốn dừng lại, sự xuất hiện mang tính chất trấn an từ “một người đã từng làm nhiệm vụ giống bạn” - thực chất là người cùng tổ chức lừa đảo. Người này không ngừng động viên, bằng những lời lẽ xây dựng tương lai tốt đẹp giống họ khi bạn kiên trì hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Thậm chí, người an ủi còn nhắn tin cảm ơn các nhân viên công ty đã tạo điều kiện giúp mình có mức thu nhập mơ ước. Đáng lưu ý, đây có thể là tài khoản ảo, một trong những chiêu trò “nhà tuyển dụng” sử dụng thao túng “con mồi”.
Đến bước cuối, khi đã hoàn thành hết gói nhiệm vụ, đáng lẽ ứng viên được nhận lại khoản tiền công hấp dẫn như đã được hứa hẹn. Nhưng nạn nhân vẫn không rút được tiền, với lý do đi kèm “hệ thống lỗi không nhận được tiền”, “bạn đã nạp sai lệnh, không thực hiện hết nhiệm vụ, cần phải nạp tiếp”, hoặc “bạn thực hiện nhiệm vụ quá chậm gây tổn thất cho công ty”. Có thể những “lỗi” này không phải đến từ bạn, các “nhà tuyển dụng” vẫn dựng đủ nguyên cớ cho mọi sự trừng phạt là hợp lý. Họ sẵn sàng tặng kèm lời đe dọa “không hoàn thành tất cả các nhiệm vụ trong ngày sẽ không được nhận thưởng, thậm chí không được rút tiền mình đã nạp”.
Mặc dù nhận thấy những dấu hiệu bất thường, nạn nhân thường chấp nhận đâm lao phải theo lao, thực hiện nốt yêu cầu trong sự hồ nghi và tâm lý “được ăn cả, ngã về không”.
Vấn đề ở đây là mọi chuyện chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, kẻ xấu tạo sức ép, vừa đấm vừa xoa, không ngừng thúc bách và khuyến khích. Ứng viên có rất ít thời gian suy nghĩ kỹ lưỡng cân nhắc đúng sai. Họ lâm vào thế bí trong lựa chọn bế tắc: khi không muốn mất một khoản tiền, ứng viên có nguy cơ bị mất thêm một khoản nữa, có thể lớn hơn, để lại hậu quả nghiêm trọng hơn.
Dưới áp lực vừa khuyến khích vừa đe dọa từ “nhà tuyển dụng”, nạn nhân nhanh chóng rơi vào con đường càng ngày càng nạp nhiều, chơi đến tận cùng “cho đến hết tất cả nhiệm vụ là xong”. Khi bị phát giác ra hoặc thấy không thể kiếm thêm được nữa, “nhà tuyển dụng” nhanh chóng biến mất, thậm chí block thẳng tay, chặn mọi liên lạc và tiền bạc của cải nạn nhân bị ôm đi mất.
Giờ đây, ứng viên mới té ngửa ra mình là nạn nhân của một vụ chiếm đoạt tài sản dựa trên những chiêu trò thao túng tâm lý.
Cách phòng tránh lừa đảo tuyển dụng
Để phòng tránh lừa đảo tuyển dụng nói chung và lừa đảo duyệt đơn Shopee nói riêng thì trang bị kiến thức là cực kỳ quan trọng. StudentJob xin liệt kê những cách mà bạn có thể phòng tránh lừa đảo tuyển dụng bằng cách chú ý về những dấu hiệu lừa đảo tuyển dụng như sau: